20:57 EDT Thứ năm, 18/04/2024

DANH MỤC

LIÊN KẾT ẢNH

Cổng thông tin Ninh Bình

THỜI TIẾT NINH BÌNH

HÔM NAY NGÀY MAI
oC - oC oC - oC
Độ ẩm:  Độ ẩm: 
Nguồn: TTKTTVTW

THĂM DÒ DƯ LUẬN

Thăm dò ý kiến: Nhận xét về giao diện của Trang Thông tin điện tử của Hội LHPN tỉnh Ninh Bình

Đẹp và thân thiện, dễ đọc

Đẹp nhưng chưa thân thiện

Chưa đẹp nhưng khá thân thiện

Xấu và không thân thiện

Trang nhất » HLHPN-NB » HỆ THỐNG VĂN BẢN » Tài liệu sinh hoạt hội viên

Tài liệu SHHV Quý III/ 2019: Phụ nữ Ninh Bình tích cực thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Thứ sáu - 16/08/2019 06:17

Trong không khí thi đua kỉ niệm 74 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9; dịp sinh hoạt hội viên kỳ này chúng ta cùng nhau học tập chuyên đề “Phụ nữ Ninh Bình tích cực thực hiện Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh”.

I. NỘI DUNG CỐT LÕI; GIÁ TRỊ CƠ BẢN DI CHÚC CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VÀ MỘT SỐ LỜI DẠY CỦA BÁC ĐỐI VỚI PHỤ NỮ

1. Nội dung cốt lõi  Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Từ sinh nhật lần thứ 75 năm 1965 đến tháng 5 năm 1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết bản Di chúc. Bản Di chức đã được Bác nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung và viết lại.

Nội dung cốt lõi của bản Di chúc là những lời căn dặn của Bác về những việc to lớn, hệ trọng cần làm đối với Đảng; đối với đoàn viên và thanh niên; với nhân dân lao động; Bác dự báo cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước có thể kéo dài nhưng nhất định sẽ hoàn toàn thắng lợi; về phong trào cộng sản thế giới; một số việc riêng và mong muốn cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trước lúc đi xa là toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới.

2. Giá trị cơ bản của Di chúc

Di chúc là tâm nguyện, tình cảm, ý chí, niềm tin, trách nhiệm của Bác với Tổ quốc, nhân dân và sự nghiệp cách mạng; là công trình lý luận về xây dựng và củng cố Đảng cầm quyền; là tác phẩm bàn về xây dựng xã hội XHCN ở Việt Nam, là phác thảo lý luận sự nghiệp đổi mới ở nước ta.

3. Một số lời dạy của Bác đối với phụ nữ

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến vấn đề bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ. Người nhìn nhận, đánh giá cao vai trò của phụ nữ. Người khẳng định: “Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cũng như già ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ…”.Nói phụ nữ là nói phần nửa xã hội. Nếu không giải phóng phụ nữ thì không giải phóng một nửa loài người. Nếu không giải phóng phụ nữ là xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ một nửa”. Trong bản Di chúc năm 1968, Bác đánh giá về công lao của phụ nữ: Trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước, phụ nữ đã góp phần xứng đáng trong chiến đấu và trong sản xuất. Bác căn dặn Đảng và Chính phủ cần phải quan tâm công tác phụ nữ, có kế hoạch thiết thực bồi dưỡng, cất nhắc và giúp đỡ để ngày thêm nhiều phụ nữ phụ trách mọi công việc kể cả công việc lãnh đạo. Đồng thời, Bác cũng nhắc nhở bản thân phụ nữ phải cố gắng vươn lên.

Người luôn đánh giá cao ưu thế, đóng góp của phụ nữ đối với sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và xây dựng gia đình hạnh phúc. Người cho rằng cán bộ nữ “Ít mắc tệ tham ô, lãng phí, không hay chè chén, ít hống hách, mệnh lệnh như một số cán bộ nam”. Những ưu điểm đó xuất phát từ đặc điểm tâm lý, đức tính tốt đẹp của phụ nữ là cẩn thận, chu đáo, tiết kiệm, gần gũi với quần chúng.

Tuy nhiên, Người cũng chỉ ra những hạn chế, cản trở sự phát triển của phụ nữ từ bản thân chị em, từ hoàn cảnh khách quan và hướng dẫn phụ nữ khắc phục hạn chế. Tháng 3 năm 1961, khi đến dự Đại hội Phụ nữ toàn quốc lần thứ III, Người phát biểu: “…phụ nữ ta phải xoá bỏ cái tâm lý tự ti và ỷ lại, phải có ý chí tự cường, tự lập; phải nâng cao lên mãi trình độ chính trị, văn hoá, kỹ thuật”. Người thường nhắc nhở: “Có cất nhắc phụ nữ nhưng chưa mạnh dạn, tức là còn phần nào chưa coi trọng trí tuệ, tài năng của phụ nữ. Vậy phụ nữ phải làm sao cho người ta thấy phụ nữ giỏi, lúc đó cán bộ không cất nhắc, anh chị em công nhân sẽ cử mình lên”. Nói chuyện tại Hội nghị các đại biểu phụ nữ tham gia công tác chính quyền toàn miền Bắc ngày 1 tháng 8 năm 1960, Bác phát biểu: “Phụ nữ ta còn một số nhược điểm như bỡ ngỡ, lúng túng, tự ti, thiếu tin tưởng vào khả năng của mình; mặt khác phụ nữ cũng gặp nhiều khó khăn về gia đình, con cái. Muốn giải quyết khó khăn không nên ỷ lại vào Đảng, Chính phủ mà phải quyết tâm học tập, phát huy sáng kiến, tin tưởng ở khả năng của mình, nâng cao tinh thần tập thể đoàn kết, giúp đỡ nhau để giải quyết mọi khó khăn của phụ nữ trong công tác chính quyền”.

II. CÁN BỘ, HỘI VIÊN PHỤ NỮ PHẢI LÀM GÌ ĐỂ TIẾP TỤC THỰC HIỆN DI CHÚC CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH

1. Thực hiện Di chúc và những lời căn dặn của Bác, phụ nữ tích cực học tập và làm theo  tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; rèn luyện, trau dồi phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ CNH-HĐH đất nước: Tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang; chuẩn mực đạo đức phụ nữ Ninh Bình “Trung thành, vị tha, tận tụy, thủy chung” bằng những việc làm thiết thực: Hưởng ứng phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”, "Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới", Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch"...

2. Tích cực tham gia các hoạt động do Hội Phụ nữ, địa phương phát động; thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc. Đấu tranh phê phán với những việc làm trái với thuần phong, mỹ tục., những hành vi trái với lời dạy của Bác. Xây dựng gia đình, làng xã, cơ quan, đơn vị văn hóa.

3. Tích cực học tập nâng cao kiến thức mọi mặt, áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất, học nghề, khởi nghiệp nhằm phát triển kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập; tham gia các hoạt động xã hội, đền ơn đáp nghĩa, nhân đạo, từ thiện. 

4. Đối với đảng viên, cán bộ Hội, nhất là người đứng đầu: Cần thực hiện tốt trách nhiệm nêu gương về đạo đức, lối sống, tinh thần trách nhiệm trong công việc; chủ động, sáng tạo trong chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện. Đầu tư nghiên cứu áp dụng công nghệ thông tin trong quá trình làm việc để tăng năng suất, hiệu quả công việc. Sâu sát cơ sở, lắng nghe, tổng hợp, phản ánh kịp thời những tâm tư, nguyện vọng của hội viên phụ nữ; chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho hội viên phụ nữ.

HƯỚNG DẪN SINH HOẠT KỲ NÀY
1. Nêu mục đích, ý nghĩa của đợt sinh hoạt: Kỷ niệm 74 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9; 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

2. Học tập và thảo luận tài liệu sinh hoạt hội viên, liên hệ với bản thân, gia đình trong việc thực hiện Di chúc và những lời dạy của Bác.

3. Tiếp tục phát động phong trào thi đua lập thành tích chào mừng Kỷ niệm 74 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9. 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tập trung vào các hoạt động: Đẩy mạnh các hoạt động vệ sinh môi trường, “Chống rác thải nhựa”, chăc sóc “Đường hoa phụ nữ”, “Tuyến đường kiểu mẫu”; thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, văn minh du lịch; quản lý giáo dục thanh thiếu niên; thu hoạch lúa mùa, sản xuất vụ đông, phòng chống lụt bão,.. góp phần xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh./.


Tác giả bài viết: Ban Tuyên giáo

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Bài viết mới hơn

Bài viết cũ hơn

 
an toàn cho pn trẻ em

LIÊN KẾT WEBSITE