10:37 EDT Thứ năm, 18/04/2024

DANH MỤC

LIÊN KẾT ẢNH

Cổng thông tin Ninh Bình

THỜI TIẾT NINH BÌNH

HÔM NAY NGÀY MAI
oC - oC oC - oC
Độ ẩm:  Độ ẩm: 
Nguồn: TTKTTVTW

THĂM DÒ DƯ LUẬN

Thăm dò ý kiến: Nhận xét về giao diện của Trang Thông tin điện tử của Hội LHPN tỉnh Ninh Bình

Đẹp và thân thiện, dễ đọc

Đẹp nhưng chưa thân thiện

Chưa đẹp nhưng khá thân thiện

Xấu và không thân thiện

Trang nhất » HLHPN-NB » HỆ THỐNG VĂN BẢN

Hướng dẫn Căn cứ xác định thanh, thiếu niên hư có nguy cơ vi phạmpháp luật và các bước quản lý, giáo dục tại cơ sở

Thứ sáu - 26/04/2019 04:32

I. Căn cứ xác định thanh, thiếu niên hư có nguy cơ vi phạm pháp luật

Là thanh, thiếu niên có độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 30 tuổi, không thuộc diện quản lý theo quy định pháp luật của lực lượng Công an, không thuộc diện đang chấp hành quyết định thi hành án của Toà án và quyết định hành chính khác như: quản chế, cải tạo không giam giữ, giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo Nghị định số 111/2013/NĐ-CP; có một trong các biểu hiện cụ thể sau:

1. Là học sinh, sinh viên thường bỏ học, không chấp hành nội quy, quy định nhà trường, nhiều lần gây gổ đánh nhau, côn đồ càn quấy; hoặc đã bị đuổi học, thường tụ tập chơi bời lêu lổng, bỏ nhà đi lang thang, thuê nhà sống buông thả, bầy đàn, quan hệ nam nữ phức tạp; nghiện chơi game;

2. Không chịu sự quản lý giáo dục của gia đình; có biểu hiện sử dụng trái phép các chất ma túy; đánh bạc; có hành vi trộm cắp, lạm dụng tín nhiệm, lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; có quan hệ phức tạp với đối tượng hình sự, ma tuý; có dấu hiệu bất minh về tài sản;

3. Thường xuyên tụ tập uống rượu, bia, gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ, xâm phạm sức khỏe người khác có chủ ý nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Nghi vấn tàng trữ, sử dụng vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ; vi phạm Luật giao thông đã được giáo dục hoặc xử lý hành chính nhưng vẫn vi phạm;

4. Thường xuyên vi phạm nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị, chất lượng hiệu quả công tác thấp; có quan điểm trái với chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; chia sẻ trên các trang mạng xã hội những thông tin, quan điểm về tư tưởng, đạo đức, lối sống, tiêu cực, trái với đường lối chính sách của đảng, pháp luật của nhà nước, trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc;

5. Có các hành vi vi phạm pháp luật khác trong văn hóa ứng xử, trong chấp hành chủ trương, chính sách, quy định của địa phương đã bị nhắc nhở, xử lý mà vẫn cố tình vi phạm nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và cần phải đưa vào quản lý, giáo dục để phòng ngừa vi phạm và phạm tội.

II. Quy trình thực hiện công tác quản lý, cảm hóa, giáo dục thanh, thiếu niên hư có nguy cơ vi phạm pháp luật tại cơ sở

Thành lập Ban chỉ đạo từ cấp huyện đến cấp xã, phường, thị trấn. Đối với Ban Chỉ đạo cấp xã, phường, thị trấn có sự tham gia của cấp ủy, chính quyền, MTTQ, đoàn thể và đại diện của tổ dân phố, thôn, xóm.

Giao cho lực lượng Công an chủ trì phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể, UBND các xã, phường, thị trấn khảo sát, lên danh sách số thanh, thiếu niên hư có nguy cơ vi phạm pháp luật, cụ thể như sau:

- Các Phòng An ninh kinh tế, An ninh chính trị nội bộ, Cảnh sát kinh tế căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao tiến hành làm việc với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học đề nghị tổ chức khảo sát toàn diện và lập danh sách số thanh, thiếu niên hư có nguy cơ vi phạm pháp luật thuộc đơn vị mình quản lý.

- Các phòng nghiệp vụ thuộc Công an tỉnh, trong quá trình công tác nếu phát hiện các thanh, thiếu niên hư có nguy cơ vi phạm pháp luật thì phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan, đơn vị, trường học, địa phương để có biện pháp quản lý, giáo dục.

- Công an các huyện, thành phố chỉ đạo lực lượng Công an phường, xã, thị trấn, đồn; cán bộ phụ trách CQDN, trường học tham mưu cho Thủ trưởng các CQDN, trường học; UBND các xã, phường, thị trấn thực hiện quy trình quản lý, giáo dục thanh thiếu niên hư có nguy cơ vi phạm pháp luật cụ thể như sau:

+ Bước 1 - Khảo sát: Cán bộ công an phụ trách các CQDN, trường học; Công an xã, phường, thị trấn, đồn (Công an cấp xã) chủ trì phối hợp với MTTQ, các đoàn thể, tổ dân phố, thôn, xóm; Phòng Quản lý HS - SV, Tổ chức công đoàn và các tổ chức đoàn thể của CQDN tiến hành khảo sát, đánh giá, phân loại, thu thập tài liệu làm căn cứ để lập danh sách xem xét đưa vào diện thanh, thiếu niên hư có nguy cơ vi phạm pháp luật (quá trình khảo sát phải tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 10 của BTV Tỉnh ủy, Chương trình hành động số 124 của UBND tỉnh và hướng dẫn, căn cứ xác định thanh, thiếu niên hư để cán bộ, đảng viên và nhân dân thực hiện).

+ Bước 2 - Xét duyệt: Căn cứ vào kết quả khảo sát Ban chỉ đạo của CQDN, trường học, xã, phường, thị trấn họp xét duyệt để quản lý giáo dục thanh, thiếu niên hư có nguy cơ vi phạm pháp luật, có sự phân công trách nhiệm cụ thể.

* Thành phần cuộc họp gồm: lãnh đạo CQDN, trường học; lãnh đạo UBND xã, phường, thị trấn (chủ trì); Cán bộ công an phụ trách CQDN , trường học; đại diện chỉ huy Công an phường, xã, thị trấn, đồn, CSKV, CA viên (thư ký); đại diện cán bộ các đoàn thể (MTTQ, Đoàn Thanh niên, Hội phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, …); cán bộ Tổ dân phố, thôn, xóm (Bí thư chi bộ, Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ BVDP, ANCS). Tùy từng trường hợp để triệu tập thành phần dự họp cho phù hợp.

* Nội dung: thông báo những biểu hiện vi phạm pháp luật của thanh, thiếu niên hư cần đưa vào diện quản lý, giáo dục để các thành phần dự họp đánh giá, nhận xét, đề xuất biện pháp quản lý phù hợp.

* Biểu quyết (có thể bằng hình thức bỏ phiếu, giơ tay hoặc đồng thuận do người chủ trì quyết định): thanh, thiếu niên được đưa vào diện quản lý, giáo dục khi có kết quả trên 75% số thành phần dự biểu quyết đồng ý.

+ Bước 3 - Lập hồ sơ: Trong thời gian 5 ngày (kể từ ngày họp xét duyệt), cán bộ Công an phụ trách CQDN, trường học; Công an cấp xã tham mưu Thủ trưởng CQDN, trường học; Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn phê duyệt đề xuất đưa vào diện quản lý, giáo dục và phân công cán bộ đoàn thể, Công an, tổ dân phố, thôn, xóm tham gia quản lý, giáo dục. Trong thời gian 2 ngày (kể từ ngày phê duyệt) phải thông báo cho thanh, thiếu niên hư và đại diện gia đình biết.

+ Bước 4 - Tổ chức ký kết: Sau thời gian 5 ngày (kể từ ngày phê duyệt đưa thanh, thiếu niên hư vào quản lý, giáo dục), Cán bộ công an phụ trách CQDN, trường học; Công an cấp xã chủ trì tổ chức cuộc họp tại 1 địa điểm thuận tiện (Trụ sở CQDN, Trường học; Nhà văn hóa, thôn, xóm hoặc Trụ sở Công an cấp xã). Thành phần gồm: người đưa vào diện quản lý, giáo dục; đại diện gia đình; người được phân công quản lý, giáo dục hoặc có thể thêm đại diện đoàn thể khác do người chủ trì đề xuất. Tại cuộc họp các ý kiến phát biểu thống nhất các hình thức, biện pháp phối hợp giáo dục, giúp đỡ và cùng ký cam kết nội dung thực hiện.

+ Bước 5 - Quản lý, giáo dục, giúp đỡ: Sau khi được phân công giúp đỡ thanh, thiếu niên hư, trưởng nhóm được phân công phải xây dựng kế hoạch quản lý, giáo dục, giúp đỡ; tuỳ theo mô hình, thành phần được phân công giáo dục để giao nhiệm vụ cho từng thành viên về cách thức giám sát, hướng dẫn, hỗ trợ người được giáo dục tiến bộ như: Thường xuyên gặp gỡ tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống, pháp luật; nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, động viên, khích lệ; tư vấn hướng nghiệp, dạy nghề, tìm việc làm và thống nhất với gia đình trong việc quản lý, giáo dục, giúp đỡ đối tượng.

+ Bước 6 - Đánh giá, nhận xét: Định kỳ hàng tháng (vào ngày 25), người được phân công đánh giá kết quả giám sát, giáo dục, giúp đỡ người được giáo dục báo cáo Thủ trưởng CQDN, trường học; Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn và thông báo cho đại diện gia đình biết.

+ Bước 7 - Phân loại, đánh giá, công nhận tiến bộ: Sau 6 tháng quản lý, giáo dục, Công an cấp xã tham mưu tổ chức cuộc họp đánh giá, công nhận tiến bộ cho từng trường hợp; có thể lồng ghép với Hội nghị sơ kết công tác đảm bảo ANTT.

- Đối với thanh, thiếu niên là học sinh, sinh viên thì quy định hằng quý, 6 tháng các trường phải tổ chức họp đánh giá kết quả tu dưỡng rèn luyện và công nhận tiến bộ cho từng trường hợp.

- Đối với thanh niên là cán bộ, công nhân viên đang công tác tại các cơ quan, đơn vị thì Thủ trưởng cơ quan định kỳ 6 tháng tổ chức họp đánh giá, công nhận tiến bộ cho từng trường hợp.

* Thành phần cuộc họp như cuộc họp xét duyệt đưa thanh, thiếu niên hư vào diện quản lý, giáo dục.

* Nội dung: Trưởng nhóm báo cáo kết quả rèn luyện, chấp hành của người đưa vào quản lý, giúp đỡ và đề xuất hình thức công nhận tiến bộ hoặc chưa tiến bộ, cần tiếp tục gia hạn; các thành phần dự họp đánh giá, nhận xét.

* Biểu quyết (có thể bằng hình thức bỏ phiếu, giơ tay hoặc đồng thuận do người chủ trì quyết định): người được đưa ra khỏi diện quản lý, giáo dục khi có kết quả trên 75% số thành phần dự biểu quyết đồng ý. Nếu kết quả dưới 75% thì tiếp tục gia hạn quản lý, giáo dục thời gian 06 tháng (Kết quả biểu quyết phải được thể hiện bằng biên bản).

+ Bước 8 - Kết thúc quản lý: Trong thời gian 3 ngày (kể từ ngày họp phân loại, đánh giá), Cán bộ công an phụ trách CQDN, trường học; Công an cấp xã báo cáo đề xuất Thủ trưởng CQDN, trường học; Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn phê duyệt đưa ra khỏi diện quản lý, giáo dục và thông báo quyết định cho thanh, thiếu niên hư và gia đình biết. Kết thúc hồ sơ quản lý, lưu trữ tại CQDN, trường học; Công an cấp xã.

Trường hợp người được giáo dục vi phạm pháp luật, tùy theo tính chất, mức độ của hành vi, cán bộ Công an cấp xã đề xuất áp dụng các biện pháp đưa vào quản lý, giáo dục theo Nghị định số 111/2013/NĐ-CP, đưa vào Cơ sở giáo dục bắt buộc, Trường giáo dưỡng, Trung tâm cai nghiện bắt buộc hoặc các biện pháp khác để xử lý nghiêm trước pháp luật. Chuyển những tài liệu cần thiết sang hồ sơ quản lý, xử lý mới; kết thúc hồ sơ quản lý, lưu trữ tại Công an cấp xã.

- Hằng năm,UBND các huyện, thành phố tiến hành kiểm tra, đánh giá, nhận xét công tác quản lý, giáo dục thanh, thiếu niên hư có nguy cơ vi phạm pháp luật đối với các xã, phường, thị trấn, trường học và cơ quan đơn vị trực thuộc. Giao chỉ tiêu cho mỗi xã, phường, thị trấn có thanh, thiếu niên hư phân công trách nhiệm cụ thể cho các ban, ngành, đoàn thể hằng năm ít nhất phải giáo dục, cảm hóa được từ 1 đến 3 thanh, thiếu niên hư. Đồng thời lấy kết quả giúp đỡ, cảm hóa thanh, thiếu niên hư có nguy cơ vi phạm pháp luật tại cộng đồng tiến bộ là một chỉ tiêu cụ thể trong tiêu chuẩn xét công nhận các danh hiệu thi đua của các đơn vị, tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ./.

Nguồn tin: Ban Tuyên giáo

Tổng số điểm của bài viết là: 18 trong 5 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Bài viết mới hơn

Bài viết cũ hơn

 
an toàn cho pn trẻ em

LIÊN KẾT WEBSITE