Các bài thuốc từ gừng

Gừng tính nóng. Trong 100g gừng củ có 7,2g protein, 20mg vitamin C, 28mg sắt... Bên cạnh đó còn có các loại tinh dầu dễ bốc hơi, chất cay, xơ và tinh bột.
1. Bài thuốc quý từ gừng

Chống say tàu xe: Dây là kinh nghiệm dân gian quý báu và cũng được các nhà nghiên cứu ở Đại học Ohio và Yota (Mỹ) chứng minh. Trước khi đi tàu xe khoảng 30 phút, bạn nên nhai một củ gừng bằng ngón tay cái với chút muối.

Có lợi cho hệ tiêu hóa: Ăn gừng sống, bổ sung gừng làm gia vị món ăn, ăn các chế phẩm từ gừng như kẹo gừng, mứt gừng hoặc uống trà gừng giúp kích thích nhu động ruột, nhưng lại không gây nên sự co thắt quá mức ở bộ máy tiêu hóa, có lợi trong trường hợp bạn bị đầy bụng, khó tiêu, ợ hơi, tiêu chảy, nôn mửa.

“Khắc tinh” của chứng đau họng, ho và cảm lạnh: Nhâm nhi một ly trà gừng nóng trong trường hợp ốm kiểu này, bạn sẽ thấy tình trạng được cải thiện hơn rất nhiều. Cách thực hiện là bạn hãy dùng nước ép gừng trộn cùng 1 – 2 thìa mật ong có thể thêm chút nước ấm nếu muốn và thưởng thức 3 – 4 lần mỗi ngày. Ngoài ra, để bảo vệ cơ thể khỏi bị nhiễm lạnh khi đông về, thời điểm giao mùa, bạn cũng có thể uống một ly trà gừng trước và sau khi đi ra ngoài về.

Chống viêm: Bệnh nhân khớp nên dùng gừng bởi trong gừng có chứa những chất kháng viêm và giảm đau rất hiệu quả. Ngâm chân với nước gừng, uống trà gừng nóng hay dùng gừng giã dập đắp lên vùng khớp bị đau sẽ giúp bạn quên đi cảm giác đau đớn do chứng viêm khớp hoành hành. Nhất là trong mùa đông có thể dùng rượu gừng để xoa bóp hoặc ngâm chân với nước ấm thêm chút muối pha lẫn nước ép gừng sẽ giúp cơ thể ấm lên, là “liều thuốc ngủ” hữu hiệu.

Xua tan “mùi hương” khó chịu: Nhai một nhánh gừng nhỏ khi cảm thấy hơi thở nặng mùi. Ngoài ra cũng có thể dùng nước ép gừng để thoa vào nách sẽ gúp bạn hạn chế tình trạng tiết nhiều mồ hôi và đánh bại mùi cơ thể khó chịu.

2. Ai không nên dùng gừng

Không phủ nhận những công dụng của gừng với sức khỏe nói chung, thế nhưng trên thực tế lại có những trường hợp không thể “kết thân” với nó nếu không muốn gánh chịu những hệ lụy như người mắc bệnh sỏi thận hoặc bệnh liên quan đến bàng quang, người mắc bệnh tiểu đường đang trong giai đoạn dùng thuốc, người mắc bệnh tim mạch và đang dùng thuốc điều trị cần hỏi ý kiến bác sĩ, người mắc chứng chảy máu hoặc rối loạn đông máu và đang dùng những loại thuốc này trong quá trình điều trị.

Phụ nữ mang thai nếu không tham khảo ý kiến bác sĩ trước đó thì không nên tự ý dùng gừng. Minh chứng cho thấy rằng, hai phần ba số trẻ chưa chào đời có thể gặp nguy hiểm nếu người mẹ khi mang thai dùng các loại thuốc từ thảo mộc như gừng, cây nam việt quất, lá mâm xôi...Gừng có thể an toàn và hiệu quả với những phụ nữ ốm nghén nếu dùng không quá 4 ngày. Tuy nhiên, hoạt chất gingerol trong gừng gây mỏng mạch máu và có thể gây ra hiện tượng máu đông cục.

Không nên lạm dụng gừng, người lớn không nên dùng quá 4 gam gừng mỗi ngày. Trẻ nhỏ dưới 2 tuổi không nên dùng gừng.
Khi dùng gừng nên ưu tiên gừng tươi hơn gừng khô vì nó có chứa nhiều hoạt tính tự nhiên hơn.

Nhưng không dùng gừng tươi cho những người đang chảy máu như rong kinh, hành kinh, ho, nôn ra máu, chảy máu răng, bị thương chảy máu, chảy máu cam...
Không dùng gừng cho trường hợp bị cảm nắng, người đang ra nhiều mồ hôi, nóng sốt cao.

Người có thể trạng nóng, hay lở miệng, táo bón, hoặc thường ra nhiều mồ hôi hoặc đang ra mồ hôi thì không nên dùng.
Không dùng các chế phẩm gừng tươi và khô cho người chuẩn bị mổ và sau mổ.

Không dùng mọi chế phẩm có gừng cùng lúc với Aspirin (nếu dùng, phải cách trên 4 giờ).
Trong điều kiện thời tiết nóng bức nên hạn chế ăn gừng nhiều vì sẽ càng gây nóng trong, dễ đổ mồ hôi, nhiệt miệng.

Tác giả bài viết: L.U (st