12:19 EDT Thứ sáu, 19/04/2024

DANH MỤC

LIÊN KẾT ẢNH

Cổng thông tin Ninh Bình

THỜI TIẾT NINH BÌNH

HÔM NAY NGÀY MAI
oC - oC oC - oC
Độ ẩm:  Độ ẩm: 
Nguồn: TTKTTVTW

THĂM DÒ DƯ LUẬN

Thăm dò ý kiến: Nhận xét về giao diện của Trang Thông tin điện tử của Hội LHPN tỉnh Ninh Bình

Đẹp và thân thiện, dễ đọc

Đẹp nhưng chưa thân thiện

Chưa đẹp nhưng khá thân thiện

Xấu và không thân thiện

Trang nhất » HLHPN-NB » HOẠT ĐỘNG HỘI » Tuyên truyền, giáo dục

Liên kết sản xuất trong chăn nuôi lợn ở Ninh Nhất

Thứ bảy - 03/03/2018 03:40

Ninh Nhất là xã ven đô của thành phố Ninh Bình, nghề nghiệp chính là sản xuất nông nghiệp. Toàn xã có trên 30 hộ chăn nuôi lợn có quy mô từ 50-70 con, có hộ nuôi trên 100 con. Tuy nhiên, do chăn nuôi đơn lẻ nên giá thành thức ăn cao, thiếu kiến thức phòng chống dịch bệnh, đầu ra sản phẩm bấp bênh.

Thực hiện sự chỉ đạo của Hội LHPN thành phố về việc tuyên truyền, vận động phụ nữ sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm an toàn vì sức khỏe cộng đồng, Hội LHPN xã Ninh Nhất đã ra mắt Mô hình "Tổ liên kết trong chăn nuôi lợn" với 15 thành viên ở thôn Bình Khê, Thượng và Nguyên Ngoại tham gia. Hội đã hỗ trợ các thủ tục thành lập tổ, tổ chức họp thành viên bầu Ban Quản lý tổ trong đó phân công chị Phó Chủ tịch Hội LHPN xã làm tổ phó.

Thành viên trong tổ đã thống nhất xây dựng quy chế hoạt động và cam kết thực hiện đúng nội dung quy chế đề ra như: dùng chung các dịch vụ con giống, thức ăn, thuốc thú y; thực hiện xử lý chất thải trong chăn nuôi; không sử dụng các chất cấm trong chăn nuôi như hoocmon kích thích tăng trưởng, chất tạo nạc; thực hiện nghiêm các quy trình phòng bệnh…

Để hỗ trợ mô hình liên kết, Hội Phụ nữ thành phố đã phối hợp với Phòng Kinh tế thành phố liên hệ với nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi có uy tín cung cấp nguồn thức ăn. Tổ Liên kết đã cử 1 thành viên đứng lên ký hợp đồng với công ty làm đại lý cấp 1 để giúp các thành viên trong tổ tiết kiệm chi phí thức ăn chăn nuôi, đã giảm giá thành thức ăn 40.000đ/bao. Đồng thời Hội LHPN xã tín chấp cho các hộ được vay vốn giải quyết việc làm từ Ngân hàng chính sách xã hội để đầu tư mua con giống, xây dựng chuồng trại đảm bảo vệ sinh. Hàng quý, Hội LHPN xã phối hợp với Trạm Khuyến nông, Trạm Thú y, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tập huấn cho các thành viên về kỹ thuật chăn nuôi an toàn.

Mặc dù được thành lập đúng vào thời điểm giá lợn hơi trên thị trường lao dốc chạm đáy, song chính nhờ mô hình liên kết các hộ trong tổ đã hỗ trợ nhau về giống, quy trình chăm sóc, thống nhất giá bán để không bị thương lái ép giá. Nhờ vậy, các thành viên đã cùng nhau khắc phục khó khăn, duy trì quy mô chăn nuôi. Điển hình như hộ chị Hà Thị Hiên, thôn Thượng, vay 50.000.000đ để sửa sang chuồng trại và đầu tư nuôi 4 con lợn nái, 50 con lợn thịt, gia đình chị đã mua được xe ô tô chở thức ăn chăn nuôi, thu nhập từ 120 triệu đồng/năm. Hộ chị Phạm Thị The, thôn Bình Khê, thường xuyên nuôi 30 con lợn nái, 150 - 200 con lợn thịt theo công nghệ cao,thu nhập của gia đình chị đạt gần 200 triệu đồng/năm. Tuy nhiên hiện nay, tổ liên kết cũng gặp một số khó khăn, đó là việc kết nối thị trường xuất khẩu chưa tốt, các hộ chăn nuôi còn bị động trong tiêu thụ sản phẩm. Đây cũng là một bài toán cần có sự hỗ trợ của các cấp, các ngành trong thời gian tới.

 Có thể khẳng định, Mô hình "Tổ liên kết trong chăn nuôi lợn" đã hỗ trợ, tạo điều kiện cho hộ thành viên phát triển kinh tế bền vững, thực hiện chăn nuôi an toàn có hiệu quả, từ đó nâng cao giá trị sản xuất hàng hóa. Đây thực sự là mô hình “Dân vận khéo” của Hội LHPN xã Ninh Nhất, góp phần khẳng định vai trò, thu hút thêm nhiều phụ nữ tham gia tổ chức Hội.

Nguồn tin: Hội LHPN thành phố Ninh Bình

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Bài viết mới hơn

Bài viết cũ hơn

 
an toàn cho pn trẻ em

LIÊN KẾT WEBSITE