01:30 EDT Thứ tư, 24/04/2024

DANH MỤC

LIÊN KẾT ẢNH

Cổng thông tin Ninh Bình

THỜI TIẾT NINH BÌNH

HÔM NAY NGÀY MAI
oC - oC oC - oC
Độ ẩm:  Độ ẩm: 
Nguồn: TTKTTVTW

THĂM DÒ DƯ LUẬN

Thăm dò ý kiến: Nhận xét về giao diện của Trang Thông tin điện tử của Hội LHPN tỉnh Ninh Bình

Đẹp và thân thiện, dễ đọc

Đẹp nhưng chưa thân thiện

Chưa đẹp nhưng khá thân thiện

Xấu và không thân thiện

Trang nhất » HLHPN-NB » HỆ THỐNG VĂN BẢN » Tài liệu sinh hoạt hội viên

TLSHHV QUÝ III/2022: Phụ nữ Ninh Bình tích cực thực hiện Cuộc vận động: “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” góp phần xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh

Thứ ba - 23/08/2022 23:51

Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2022 - 2027 đã quyết định tiếp tục triển khai Cuộc vận động: “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”. Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh đã ban hành Hướng dẫn số 01/HD-BTV, ngày 19/8/2022 về việc thực hiện CVĐ trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Dịp sinh hoạt hội viên quý III năm nay, chúng ta cùng tìm hiểu về CVĐ và điểm mới của các tiêu chí gia đình 5 không, 3 sạch để cùng thực hiện góp phần xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh.

I. ĐIỂM MỚI CỦA CUỘC VẬN ĐỘNG

- Yêu cầu các cấp Hội tuyên truyền, vận động, hỗ trợ hội viên, phụ nữ phấn đấu đạt các tiêu chí “Gia đình 5 không, 3 sạch” trên địa bàn toàn tỉnh và thí điểm xây dựng mô hình “Gia đình 5 có, 3 sạch” tại địa bàn nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu và đô thị để rút kinh nghiệm nhân ra diện rộng.

- Tiêu chí gia đình 5 không, 3 sạch về cơ bản giống với nhiệm kỳ trước song có 2 tiêu chí thay đổi, cụ thể như sau:

+ Tiêu chí gia đình 5 không: thay 1 tiêu chí "Gia đình không khói thuốc" thay bằng "Gia đình không vi phạm chính sách dân số"

+ Tiêu chí gia đình 3 sạch: "Ăn sạch", "Uống sạch", "Ở sạch" thay bằng "Sạch nhà", "Sạch bếp", "Sạch ngõ"

II. TIÊU CHÍ “GIA ĐÌNH 5 KHÔNG, 3 SẠCH” VÀ “GIA ĐÌNH 5 CÓ, 3 SẠCH”

1. Nội dung các tiêu chí của gia đình 5 không, gồm:

          1.1. “Gia đình không đói nghèo”:
- Gia đình có đủ các điều kiện vật chất, tinh thần để duy trì cuộc sống ngang bằng với mức sống tối thiểu trong điều kiện chung của cộng đồng và không thuộc diện hộ nghèo theo quy định chuẩn nghèo của Chính phủ. Nghị định 07/2021/NĐ-CP quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025:

+ Khu vực nông thôn: Hộ gia đình có thu nhập bình quân từ 1.500.000 đồng/người/tháng trở xuống và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên;

+ Khu vực thành thị: Hộ gia đình có thu nhập bình quân 2.000.000 đồng/người/tháng trở xuống và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.

          1.2. “Gia đình không vi phạm pháp luật và TNXH:

- Các thành viên trong gia đình chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa phương và quy ước, hương ước cộng đồng;

- Các thành viên trong gia đình không mắc tệ nạn xã hội (ma túy, cờ bạc, lô đề, mại dâm...); Những gia đình từng có người vi phạm, nhưng đã được giúp đỡ, sửa chữa và trong năm  không còn vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội.

          1.3. “Gia đình không bạo lực”:

- Mọi thành viên trong gia đình yêu thương, tôn trọng lẫn nhau, cùng chia sẻ mọi quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm;

- Không có tình trạng bạo lực giữa các thành viên trong gia đình (bạo lực về thể chất, tinh thần, kinh tế, tình dục…) hoặc hộ gia đình đã xảy ra bạo lực gia đình nhưng không tái diễn hành vi bạo lực, được bản thân hộ gia đình và cộng đồng xung quanh công nhận, đánh giá trong năm.

          1.4. “Gia đình không vi phạm chính sách dân số”:

- Không thực hiện các hành vi bị cấm theo quy định của pháp luật về dân số. Đặc biệt, không thực hiện các hành vi lựa chọn giới tính thai nhi; không loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính;

- Không phân biệt đối xử giữa con trai và con gái;

- Mọi gia đình có trách nhiệm quan tâm chăm lo cho phụ nữ và trẻ em góp phần nâng cao chất lượng dân số;

- Mỗi cặp vợ chồng nên có 2 con, bảo đảm quyền và trách nhiệm trong việc sinh con và nuôi dạy con tốt. Sinh ít con hơn ở vùng, đối tượng có mức sinh cao, duy trì kết quả ở nơi đã đạt mức sinh thay thế, sinh đủ 2 con ở những nơi có mức sinh thấp.

          1.5. “Gia đình không có trẻ suy dinh dưỡng và bỏ học”:

- Trẻ em trong gia đình được chăm sóc đầy đủ, đảm bảo sự phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ; không bị thiếu các chất dinh dưỡng; đạt chuẩn cân nặng và chiều cao, thể béo phì theo lứa tuổi;

- Cha mẹ, người lớn luôn quan tâm đến việc học tập của trẻ em, tạo điều kiện để trẻ được đi học đúng độ tuổi; không để trẻ bỏ học giữa chừng; dành thời gian hướng dẫn, động viên con/cháu học tập, thường xuyên liên hệ với nhà trường và thầy cô giáo để nắm rõ tình hình học tập của con/cháu.

          2. Nội dung các tiêu chí của gia đình 3 sạch, gồm:

          2.1. “Sạch nhà”

- Giữ gìn nhà cửa luôn sạch sẽ, sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp;

- Có nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh;

- Sử dụng nước hợp vệ sinh và có nước sạch trong sinh hoạt;

- Có chuồng trại chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường.

          2.2. “Sạch bếp”

- Giữ gìn nơi đun nấu, nồi, xoong, bát, đĩa, dụng cụ, đồ đựng thức ăn luôn sạch sẽ, gọn gàng, hợp vệ sinh;

- Đảm bảo an toàn thực phẩm: Không sử dụng chất cấm, hoá chất kích thích tăng trưởng trong trồng trọt và chăn nuôi. Sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu trong trồng trọt theo đúng quy chuẩn. Thu dọn chai, lọ, vỏ bao đựng phân bón và thuốc trừ sâu sau khi sử dụng, đem tiêu huỷ tại nơi quy định. Trồng trọt và thu hoạch rau, củ, quả đảm bảo an toàn;

- Đảm bảo vệ sinh thực phẩm: Có chạn, tủ bếp để cất giữ thức ăn. Sử dụng thực phẩm bảo đảm dinh dưỡng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi chế biến, sử dụng thức ăn.

          2.3. “Sạch ngõ”

- Giữ sân, ngõ của gia đình và khu vực đường làng, ngõ xóm xung quanh nơi ở của gia đình sạch sẽ, không để nước đọng, rác thải bừa bãi làm ảnh hưởng đến mỹ quan và sức khỏe của con người;

- Có thùng chứa rác thải và thực hiện phân loại rác thải theo hướng dẫn;

- Tham gia xây dựng cảnh quan, môi trường chung của cộng đồng xanh - sạch - đẹp.

3. Nội dung các tiêu chí gia đình 5 có gồm:

          Các tiêu chí của “Gia đình 5 có, 3 sạch” nâng cao hơn về yêu cầu so với 5 không của gia đình 5 không, 3 sạch. Cụ thể:

          3.1. Có ngôi nhà an toàn

          - Nhà ở đảm bảo an toàn đạt tiêu chuẩn 3 cứng (nền cứng, khung cứng, mái cứng), diện tích nhà ở đạt từ 14m2/người trở lên, các công trình bếp, nhà vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi phải được bố trí đảm bảo vệ sinh, thuận tiện cho sinh hoạt. Có phương tiện, điều kiện cơ sở vật chất gia đình dự phòng chủ động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em, phòng chống thiên tai;

- Có môi trường sống an toàn; Các thành viên trong gia đình được yêu thương, chia sẻ, bình đẳng, tôn trọng, gắn kết và đảm bảo an toàn về tính mạng, thân thể, tinh thần, sức khỏe, an toàn trong gia đình và trong không gian mạng; không bạo lực, xâm hại về thể chất, tinh thần, kinh tế;

- Khuôn viên, cảnh quan, môi trường xanh - sạch - đẹp theo quy hoạch vườn mẫu nông thôn mới.

          3.2. Có sinh kế bền vững

- Có việc làm,thu nhập trên mức chuẩn hộ nghèo;

- Có phương án phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện nguồn lực của gia đình;

- Có ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin trong sản xuất kinh doanh, tạo ra sản phẩm an toàn theo quy định của nhà nước;

- Tham gia các hoạt động hợp tác, liên kết trong ít nhất 1 khâu: sản xuất, chế biến, tiêu thụ...;

- Có các hoạt động tích lũy tiết kiệm, đảm bảo kinh tế và có ý chí làm giàu.

          3.3. Có sức khỏe

- Các thành viên trong gia đình tích cực tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao chăm sóc khỏe, nâng cao đời sống tinh thần; tham gia ít nhất 01 môn thể thao phù hợp với độ tuổi và sức khỏe;

- Có thẻ bảo hiểm y tế cho tất cả thành viên trong gia đình;

- Có khám sức khỏe định kỳ, tiêm phòng đầy đủ;

- Có kiến thức kỹ năng thực hành dinh dưỡng, an toàn thực phẩm.

          3.4. Có kiến thức

- Có kiến thức kỹ năng tổ chức cuộc sống gia đình, xây dựng gia đình hạnh phúc;

- Có con trong độ tuổi mầm non, TH, THCS, THPT đi học theo độ tuổi quy định;

- Có kiến thức kỹ năng về chăm sóc sức khỏe, chăm sóc, bảo vệ trẻ em;

- Có kỹ năng xử lý tình huống và tự bảo vệ các thành viên trong gia đình;

- Gia đình có kết nối và sử dụng Internet hoặc các thành viên có sử dụng mạng thiết bị di động tra cứu thông tin và truy cập thông tin thường xuyên; khuyến khích có tủ sách gia đình.

          3.5. Có nếp sống văn hóa

 - Các thành viên trong gia đình chấp hành pháp luật, không vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội. Có lối sống lành mạnh, gìn giữ nề nếp, gia phong, vun đắp những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam; Hiếu khách, tôn trọng văn hóa, sắc tộc, tín ngưỡng các nước;

- Mỗi thành viên có trách nhiệm với nhau trong chăm sóc, hiếu thuận với ông bà, cha mẹ và giáo dục trẻ em để đảm bảo sự bền vững của gia đình, đảm bảo nguồn nhân lực chất lượng cho xã hội; Có trách nhiệm với xã hội trong kết hôn và sinh con để hình thành khuôn mẫu gia đình điển hình, đảm bảo sự phát triển bền vững xã hội nhằm xây dựng gia đình kiểu mẫu "ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu thảo hiền, vợ chồng hoà thuận, anh chị em đoàn kết, thương yêu nhau”.

- Không bạo lực gia đình và xâm hại trẻ em;

- Thực hiện tốt các quy định trong việc cưới, việc tang không có các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan;

- Tham gia tích cực các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể thao, nhân đạo từ thiện, giữ gìn văn hóa truyền thống tốt đẹp ở địa phương; tích cực, nòng cốt trong tham gia phong trào xây dựng nông thôn mới;

- Gia đình đạt gia đình văn hóa.

          4. Nội dung 3 sạch (giống tiêu chí Gia đình 5 không, 3 sạch) gồm:

          4.1 “Sạch nhà”

- Giữ gìn nhà cửa luôn sạch sẽ, sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp;

- Có nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh (Theo QCVN 01:2011/BYT của Bộ Y tế);

- Sử dụng nước hợp vệ sinh và có nước sạch trong sinh hoạt;

- Có chuồng trại chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường: Bố trí chuồng trại ở vị trí hợp lý và có các biện pháp xử lý chất thải, nước thải chăn nuôi phù hợp, không có mùi hôi, không gây ô nhiễm môi trường.

          4.2. “Sạch bếp”

- Giữ gìn nơi đun nấu, nồi, xoong, bát, đĩa, dụng cụ, đồ đựng thức ăn luôn sạch sẽ, gọn gàng, hợp vệ sinh;

- Đảm bảo an toàn thực phẩm: Không sử dụng chất cấm, hoá chất kích thích tăng trưởng trong trồng trọt và chăn nuôi. Sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu trong trồng trọt theo đúng quy chuẩn. Thu dọn chai, lọ, vỏ bao đựng phân bón, thuốc trừ sâu sau sử dụng, tiêu huỷ tại nơi quy định. Trồng trọt và thu hoạch rau, củ, quả đảm bảo an toàn;

- Đảm bảo vệ sinh thực phẩm: Có chạn, tủ bếp để cất giữ thức ăn. Sử dụng thực phẩm bảo đảm dinh dưỡng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi chế biến, sử dụng thức ăn;

- Thực hiện thu gom, phân loại, xử lý rác tại hộ gia đình; nước thải được thu gom xử lý đảm bảo yêu cầu.

     4.3.“Sạch ngõ”

- Giữ sân, ngõ của gia đình và khu vực đường làng, ngõ xóm xung quanh nơi ở sạch sẽ, không để nước đọng, rác thải bừa bãi;

- Có thùng chứa rác thải và thực hiện phân loại, xử lý rác thải theo hướng dẫn;

- Hàng rào được phủ cây hoặc hoa tạo cảnh quan xanh sạch đẹp. Khuôn viên Nhà có cây xanh, hoa hoặc cây cảnh được cắt tỉa chăm sóc đảm bảo tổng thể khuôn viên sáng - xanh - sạch - đẹp.

III. HỘI VIÊN PHỤ NỮ CẦN LÀM GÌ ĐỂ XÂY DỰNG GIA ĐÌNH "5 KHÔNG, 3 SẠCH"/ “5 CÓ, 3 SẠCH”?

Để xây dựng “gia đình 5 không, 3 sạch”/ “5 có, 3 sạch”, mỗi phụ nữ cần rà soát mức độ đạt được các tiêu chí của gia đình mình, chủ động bàn bạc với các thành viên trong gia đình, có kế hoạch phấn đấu trong thời gian tới. Tập trung làm tốt một số việc sau:

- Tích cực học tập nâng cao nhận thức và nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy chế dân chủ ở cơ sở, quy ước, hương ước của địa phương.

- Học tập, tìm kiếm việc làm, ứng dụng kiến thức khoa học kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh đảm bảo an toàn. Chế biến, sử dụng thực phẩm vệ sinh, an toàn. Quan tâm phát triển kinh tế gia đình, tăng thu nhập. Chủ động cùng các thành viên tổ chức tốt cuộc sống gia đình, phòng ngừa bạo lực gia đình; nuôi, dạy con theo khoa học, phòng, chống xâm hại trẻ em; phòng ngừa tệ nạn xã hội. Quan tâm quản lý, giáo dục con lứa tuổi vị thành niên. Xây dựng không khí đầm ấm, yêu thương tôn trọng lẫn nhau, ý thức giữ gìn tổ ấm của mỗi thành viên trong gia đình.

- Sử dụng nước sạch, nhà tắm, nhà tiêu hợp vệ sinh. Sắp xếp nhà cửa gọn gàng, sạch đẹp; thực hành phân loại rác, xử lý rác hữu cơ tại hộ gia đình, đổ rác đúng nơi quy định. Tích cực tham gia vệ sinh môi trường, trồng cây xanh, cây hoa khu vực nhà ở, đường làng, ngõ xóm, thôn, phố./.

TẢI TÀI LIỆU SINH HOẠT HỘI VIÊN TẠI ĐÂY.

Tác giả bài viết: BTG

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Bài viết mới hơn

Bài viết cũ hơn

 
an toàn cho pn trẻ em

LIÊN KẾT WEBSITE