03:13 EDT Thứ sáu, 19/04/2024

DANH MỤC

LIÊN KẾT ẢNH

Cổng thông tin Ninh Bình

THỜI TIẾT NINH BÌNH

HÔM NAY NGÀY MAI
oC - oC oC - oC
Độ ẩm:  Độ ẩm: 
Nguồn: TTKTTVTW

THĂM DÒ DƯ LUẬN

Thăm dò ý kiến: Nhận xét về giao diện của Trang Thông tin điện tử của Hội LHPN tỉnh Ninh Bình

Đẹp và thân thiện, dễ đọc

Đẹp nhưng chưa thân thiện

Chưa đẹp nhưng khá thân thiện

Xấu và không thân thiện

Trang nhất » HLHPN-NB » TIN TỨC SỰ KIỆN

Người giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường

Thứ ba - 08/11/2016 21:33

Bãi Cả, xã Cúc Phương, huyện Nho Quan có tới 90% dân số là người dân tộc Mường, toàn chi hội có 75/81 phụ nữ tham gia sinh hoạt Hội, trong đó có 70 hội viên là dân tộc Mường. Là Chi hội trưởng chi hội phụ nữ, chị Ân luôn băn khoăn, trăn trở phải có biện pháp nào để tuyên truyền, thuyết phục chị em tham gia vào các phong trào của Hội, “Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường”.

Tiết mục văn nghệ của các thành viên CLB "Giữ gìn và phát huy bản sắn văn hóa dân tộc Mường", thôn Bãi Cả, xã Cúc Phương

Tiết mục văn nghệ của các thành viên CLB "Giữ gìn và phát huy bản sắn văn hóa dân tộc Mường", thôn Bãi Cả, xã Cúc Phương

Để vận động chị em tham gia vào các hoạt động của Hội, chị Ân đã không ngần ngại đến từng nhà tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của chị em; đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt để phù hợp với văn hóa của địa phương, nhất là những nét đẹp mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Mường. Năm 2016, chị đã phối hợp với chi hội người cao tuổi của thôn thành lập Câu lạc bộ “Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường”. Ban đầu khi mới thành lập, Câu lạc bộ gặp nhiều khó khăn vì chị em còn mải đi làm, ngại tham gia. Chị Ân tâm sự: “Có những hôm đi đến nhà các chị trong thôn để tuyên truyền, vận động các chị tham gia văn nghệ, có chị ban đầu còn rụt rè vì chưa hát trước đám đông bao giờ, có chị thì bận rộn với công việc gia đình còn nói vui với chị: “Ở nhà làm một ngày cũng được gần trăm nghìn, giờ bỏ việc mà đi múa hát chẳng được gì chồng không cho đi đâu”…  

Rồi những cố gắng của chị cũng được chị em trong thôn ủng hộ, chị cùng với Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ xây dựng kế hoạch sinh hoạt theo từng chủ đề bản sắc văn hóa Mường như: hát giao duyên, hát đối, nhảy sạp, hát rằng xường bộ mạnh, sắc bùa và tổ chức trò chơi dân gian đánh mảng…thu hút nhiều hội viên, phụ nữ, người già, trẻ em và chồng, con cùng tham gia; không những thế mỗi hội viên trong chi hội còn tự bỏ tiền may trang phục dân tộc Mường để tham gia sinh hoạt và giao lưu với các chi hội trong xã, các xã lân cận. Đến nay chi hội duy trì sinh hoạt Câu lạc bộ vào ngày 16 hàng tháng.

Ngoài việc đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt chi hội, chị phối hợp với chi hội nông dân tổ chức chuyển giao khoa học kỹ thuật nuôi hươu sao, chăn nuôi gà đồi, sử dụng chế phẩm sinh học an toàn. Phát động mỗi hội viên tiết kiệm 10.000 đồng/ tháng, có trên 90% cán bộ, hội viên tham gia tiết kiệm với trên 6 triệu đồng cho 5 chị hội viên khó khăn vay, duy trì mô hình “Ngày thứ 7 sạch”; vận động chị em góp công, hiến đất làm đường giao thông nông thôn, xây dựng nhà văn hóa thôn…Hưởng ứng phong trào “Dân vận khéo”, với sự định hướng và hỗ trợ của Hội phụ nữ cấp trên chị cùng chị em trong Ban Chấp hành chi hội phấn đấu triển khai thực hiện Mô hình “Chi hội thu hút 100% phụ nữ dân tộc Mường tham gia sinh hoạt Hội”.

Gần 30 năm gắn bó với công tác Hội, với vai trò chi hội trưởng không chỉ nhiệt tình, tâm huyết với các phong trào hoạt động của tổ chức hội, chị Ân còn gương mẫu đi đầu trong phát triển kinh tế gia đình, nuôi các con ăn học, trưởng thành. Từ năm 2011 đến năm 2014 chị được UBND xã Cúc Phương, Hội LHPN huyện Nho Quan khen thưởng; được Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh Ninh Bình công nhận là “Cán bộ cơ sở giỏi” cấp tỉnh nhiệm kỳ 2011-2016; được Trung ương Hội LHPN Việt Nam tặng Kỷ niệm chương “Vì sự phát triển của Phụ nữ Việt Nam”./.

Tác giả bài viết: Minh Thảo

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Bài viết mới hơn

Bài viết cũ hơn

 
an toàn cho pn trẻ em

LIÊN KẾT WEBSITE