12:42 ICT Thứ ba, 19/03/2024

DANH MỤC

LIÊN KẾT ẢNH

Cổng thông tin Ninh Bình

THỜI TIẾT NINH BÌNH

HÔM NAY NGÀY MAI
oC - oC oC - oC
Độ ẩm:  Độ ẩm: 
Nguồn: TTKTTVTW

THĂM DÒ DƯ LUẬN

Thăm dò ý kiến: Nhận xét về giao diện của Trang Thông tin điện tử của Hội LHPN tỉnh Ninh Bình

Đẹp và thân thiện, dễ đọc

Đẹp nhưng chưa thân thiện

Chưa đẹp nhưng khá thân thiện

Xấu và không thân thiện

Trang nhất » HLHPN-NB » TIN TỨC SỰ KIỆN

Hội viên đất Cố đô vươn lên làm kinh tế giỏi

Thứ sáu - 03/06/2016 15:08

Dám nghĩ, dám làm trong phát triển kinh tế cùng tinh thần quyết tâm đã giúp chị Nguyễn Thị Dân, hội viên chi hội phụ nữ thôn Tây, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư khắc phục khó khăn, vươn lên khá giả.

Sinh ra trong một gia đình kinh tế khó khăn, bản thân là con cả nên mới học hết cấp 2 chị đã phải nghỉ học để ở nhà phụ giúp bố mẹ nuôi các em. Chị xây dựng gia đình năm 19 tuổi, lần lượt 2 đứa con trai ra đời, cả gia đình 4 miệng ăn chỉ trông vào 6 sào ruộng khoán, con nhỏ, 2 vợ chồng sức khỏe yếu không làm được các công việc nặng nhọc nên khó khăn chồng chất khó khăn. Tuy nhiên, anh chị vẫn kiên định quan điểm bám trụ tại quê hương để cùng chăm sóc, dạy dỗ con cái vì trong điều kiện hiện nay, mặt trái của xã hội kinh tế thị trường rất dễ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ em.

 Trăn trở mãi, chị quyết định bàn với chồng đầu tư chăn nuôi lợn. Lúc đầu, chị  vấp phải sự phản đối quyết liệt của anh do không có vốn đầu tư, không có kỹ thuật, nguy cơ dịch bệnh luôn thường trực... Chị phải lựa lời thuyết phục đồng thời nhờ bố mẹ, anh chị em bên chồng vận động một thời gian anh mới đồng ý làm.

 Không có vốn, vợ chồng chị mạnh dạn vay 30 triệu đồng của người thân trong gia đình để đầu tư nuôi lợn Ỉ, lợn Móng Cái. Ban đầu, để tiết kiệm chi phí chị chủ yếu tận dụng cám gạo, bèo, bã ruợu làm thức ăn cho lợn… Tuy nhiên, đặc điểm của giống lợn Ỉ, lợn Móng cái chậm lớn, chuồng trại xây dựng không đúng kỹ thuật, kinh nghiệm trong phòng trừ dịch bệnh không có nên hai vợ chồng rất vất vả mà lứa lợn đầu xuất chuồng lại không có lãi.

 Không bỏ cuộc, chị tự mày mò học hỏi kỹ thuật của chị em trong và ngoài xã chăn nuôi tốt, tham gia các buổi chuyển giao khoa học kỹ thuật và đặc biệt là qua chuyến đi thăm quan học tập mô hình chăn nuôi lợn nái ở huyện Yên Khánh do Hội Phụ nữ xã tổ chức, cộng với những kinh nghiệm tích lũy được trong quá trình chăn nuôi chị càng quyết tâm vươn lên bằng con đường mình đã chọn.

Năm 2013, chị được Hội Phụ nữ xã tín chấp cho vay 20 triệu đồng từ nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội để tiếp tục đầu tư vào chăn nuôi. Xác định chọn giống là khâu quan trọng nhất trong việc phát triển chăn nuôi, rồi đến chuồng trại và kỹ thuật nên chị đã mạnh dạn đầu tư nuôi 4 con lợn nái giống tốt, áp dụng kỹ thuật về chăm sóc lợn con như: tiêm phòng đúng ngày tuổi, giữ ấm vào mùa đông, mát vào mùa hè ….

Đến nay, gia đình chị đã có 6 con lợn nái sinh sản, 70-80 con lợn thịt. Đã kinh doanh ai cũng quan tâm tới năng xuất và lợi nhuận song gia đình chị xác định đặt chất lượng sản phẩm sạch lên hàng đầu vì có như thế mới duy trì nghề bền vững. Tâm niệm như vậy, anh chị luôn tuân thủ nghiêm ngặt vấn đề áp dụng khoa học kỹ thuật như: cam kết sử dụng thức ăn sạch, cho lợn ăn đúng và đủ lượng dinh dưỡng, truồng trại sạch sẽ, phun thuốc sát trùng đúng định kỳ để lợn lớn nhanh, xuất chuồng sớm, chất lượng thịt đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Mỗi năm xuất chuồng từ 200-220 tấn lợn thịt, bên cạnh đó gia đình chị còn mở rộng sản xuất, nuôi thêm từ 100-200 con gà mái để lấy trứng cho thu nhập từ 600 – 800 triệu đồng/năm . Để đảm bảo vệ sinh môi trường, xử lý chất thải chăn nuôi hiệu quả đồng thời tiết kiệm nhiên liệu phục vụ sinh hoạt và sản xuất, anh chị xây thêm hầm biogas tiết kiệm năng lượng.

Nhờ sự quan tâm, tạo điều kiện của hội phụ nữ xã, đặc biệt là đức tính cần cù, chịu thương chịu khó và lòng quyết tâm cao, biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi đến nay, kinh tế gia đình chị từng bước phát triển, vươn lên khá giả, trả vốn vay cho Ngân hàng Chính sách, có điều kiện cho 2 con ăn học, mua sắm được những vật dụng thiết thực để phục vụ đời sống sinh hoạt cho gia đình như ti vi, tủ lạnh, điều hòa,… nâng cao chất lượng cuộc sống.

Vươn lên từ gian khó, chị luôn sẵn lòng giúp đỡ các chị em khác về kiến thức, kinh nghiệm trong sản xuất, ngoài ra chị còn giúp gia đình chị Nguyễn Thị Hảo là hộ có hoàn cảnh khó khăn trong thôn vay 15 triệu đồng để đầu tư chăn nuôi với mong muốn đời sống của chị em ngày càng được nâng cao./.

 

Tác giả bài viết: L.U

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Bài viết mới hơn

Bài viết cũ hơn

 
an toàn cho pn trẻ em

LIÊN KẾT WEBSITE