03:41 EDT Thứ sáu, 19/04/2024

DANH MỤC

LIÊN KẾT ẢNH

Cổng thông tin Ninh Bình

THỜI TIẾT NINH BÌNH

HÔM NAY NGÀY MAI
oC - oC oC - oC
Độ ẩm:  Độ ẩm: 
Nguồn: TTKTTVTW

THĂM DÒ DƯ LUẬN

Thăm dò ý kiến: Nhận xét về giao diện của Trang Thông tin điện tử của Hội LHPN tỉnh Ninh Bình

Đẹp và thân thiện, dễ đọc

Đẹp nhưng chưa thân thiện

Chưa đẹp nhưng khá thân thiện

Xấu và không thân thiện

Trang nhất » HLHPN-NB » TIN TỨC SỰ KIỆN

Hội Phụ nữ huyện Yên Mô: Nỗ lực thực hiện bình đẳng giới

Thứ ba - 27/02/2018 03:41

Những năm qua, cùng với triển khai các nhiệm vụ trọng tâm công tác Hội, công tác bình đẳng giới cũng luôn được Hội Phụ nữ huyện Yên Mô đặc biệt quan tâm, từ đó không ngừng nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên và phụ nữ vươn lên tự khẳng định mình.

 

 

Mô hình nuôi gà của chị Phạm Thị Thoa, xã Yên Lâm (Yên Mô).
Mô hình nuôi gà của chị Phạm Thị Thoa, xã Yên Lâm (Yên Mô).

Để công tác bình đẳng giới được triển khai có hiệu quả, Hội Phụ nữ Yên Mô đã đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền dưới nhiều hình thức phong phú, đa dạng như: thông qua tuyên truyền miệng, qua các buổi sinh hoạt, hội thảo, nói chuyện chuyên đề, giao lưu văn nghệ với các nội dung về các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bình đẳng giới như: Luật Bình đẳng giới, Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020; Luật Phòng, chống bạo lực gia đình… thông qua đó đã góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ, hội viên phụ nữ, giúp chị em nỗ lực vươn lên tự khẳng định mình. 

Bên cạnh đó, Hội Phụ nữ huyện Yên Mô còn tích cực tham mưu với các cấp ủy, chính quyền tạo điều kiện để cán bộ, hội viên phụ nữ học tập nâng cao trình độ, phân công nhiệm vụ để chị em được tham gia vào các hoạt động chính trị, xã hội của đơn vị, địa phương, được rèn luyện, trưởng thành. Trong 10 năm qua, Hội Phụ nữ huyện đã tích cực chủ động tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương để thực hiện Nghị quyết số 07 ngày 3/4/2007 của Tỉnh uỷ Ninh Bình về xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, trong đó có các chỉ tiêu cụ thể về cán bộ nữ, xác định công tác cán bộ nữ là một mục tiêu trong công tác cán bộ của Đảng. Vì vậy, từ công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đến sử dụng cán bộ đều chú ý đến cán bộ nữ. Công tác phát triển đảng viên tạo nguồn cán bộ nữ cũng được quan tâm hơn. 

Từ năm 2007 đến cuối năm 2017, toàn huyện đã kết nạp 1.239 đảng viên nữ/1.992 đảng viên mới, đạt 62,2%. Tổ chức nữ công trong công đoàn ở các cơ quan, doanh nghiệp đã phát huy vai trò trong việc bảo vệ quyền và lợi ích cho nữ công nhân, viên chức lao động. Thông qua các hoạt động nữ công nhiều chị em có hoàn cảnh khó khăn đã được chia sẻ, giúp đỡ, có điều kiện phấn đấu cho sự nghiệp, xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, hạnh phúc và tiến bộ, đồng thời thực hiện có hiệu quả phong trào “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”. Bên cạnh đó, việc thực hiện Luật Bình đẳng giới trong quy hoạch, tuyển dụng, sử dụng và đào tạo, đề bạt, luân chuyển, thực hiện chính sách đối với chức danh quản lý lãnh đạo được Hội Phụ nữ huyện tham mưu kịp thời đối với cấp ủy. Hiện nay, nữ cán bộ tham gia cấp uỷ và HĐND ngày càng tăng, đến nay có 3 đồng chí nữ là ủy viên Ban Thường vụ huyện; 1 đồng chí là Bí thư Huyện uỷ, 1 đồng chí là Phó chủ tịch HĐND huyện, nữ tham gia cấp uỷ huyện là 8/38 bằng 21%, HĐND huyện 11/33 bằng 33,3% đại biểu nữ, cấp xã có nữ tham gia cấp ủy là 51/242, đạt 21,07%, nữ HĐND xã là 118/465 đồng chí, đạt 25,37%. Nữ là cán bộ quản lý, chuyên môn nghiệp vụ là 113 người; Giám đốc, phó giám đốc, trưởng, phó các ban, ngành, đoàn thể cấp huyện: 27 người, trong đó có 3/9 đồng chí có trình độ thạc sỹ. 10 năm qua, cấp huyện tăng thêm 3 đồng chí nữ là Uỷ viên Ban thường vụ Huyện uỷ, 1 đồng chí là ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh.

Hàng năm, cán bộ Hội cơ sở đều được đào tạo, bồi dưỡng theo phân cấp quản lý. Năm 2009, được sự quan tâm tạo điều kiện của cấp uỷ, của Hội Phụ nữ tỉnh, Hội Phụ nữ huyện đã rà soát và cử 2 chị theo học lớp trung cấp ngành công tác phụ nữ khoá II. Đến nay, 100% cán bộ chuyên trách cơ quan Hội Phụ nữ huyện có trình độ đại học và trên đại học, 100% chủ tịch Hội Phụ nữ cơ sở có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên. Hội Phụ nữ huyện cũng thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết và các chính sách, pháp luật của nhà nước có liên quan đến công tác phụ nữ. Vai trò của tổ chức Hội trong việc đề xuất, phản biện, giám sát chính sách, pháp luật về bình đẳng giới được Hội Phụ nữ huyện chủ động thực hiện và giám sát việc thực hiện chiến lược Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ giai đoạn 2011- 2020. Hội cùng phối hợp với Phòng tư pháp tổ chức 36 buổi tư vấn trợ giúp pháp lý cho 476 phụ nữ; tham gia góp ý vào Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, tư vấn 172 đối tượng gây bạo lực gia đình, tham gia hoà giải thành công 278/285 vụ mâu thuẫn ở cơ sở.

Đặc biệt, để phụ nữ khẳng định được vị thế trong gia đình, xã hội, Hội Phụ nữ huyện đã có nhiều giải pháp hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, giúp họ tự tin, bản lĩnh và vững vàng hơn trong cuộc sống. Với quan điểm đó, Hội Phụ nữ huyện đẩy mạnh công tác phối hợp với các ngành chức năng tổ chức dạy nghề, tạo việc làm cho phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ nông thôn. Từ năm 2007 đến nay, toàn huyện đã tổ chức dạy nghề được 273 lớp, cho hơn 13.525 lượt người, tạo việc làm mới cho hơn 9.320 người trong đó có trên 4.000 lao động là phụ nữ. Nhiều nghề được duy trì ổn định, mang lại nguồn thu nhập chính cho phụ nữ nông thôn như nghề đan bèo, thêu ren, đính hạt cườm, may công nghiệp…. Có trên 70% hội viên phụ nữ được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Đến nay, Hội đang quản lý trên 494,9 tỷ đồng cho 12.415 hộ vay. Với nguồn vốn vay này, nhiều chị em phụ nữ đã vươn lên thoát nghèo.


Tác giả bài viết: Báo Ninh Bình

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Bài viết mới hơn

Bài viết cũ hơn

 
an toàn cho pn trẻ em

LIÊN KẾT WEBSITE