02:07 EDT Thứ năm, 18/04/2024

DANH MỤC

LIÊN KẾT ẢNH

Cổng thông tin Ninh Bình

THỜI TIẾT NINH BÌNH

HÔM NAY NGÀY MAI
oC - oC oC - oC
Độ ẩm:  Độ ẩm: 
Nguồn: TTKTTVTW

THĂM DÒ DƯ LUẬN

Thăm dò ý kiến: Nhận xét về giao diện của Trang Thông tin điện tử của Hội LHPN tỉnh Ninh Bình

Đẹp và thân thiện, dễ đọc

Đẹp nhưng chưa thân thiện

Chưa đẹp nhưng khá thân thiện

Xấu và không thân thiện

Trang nhất » HLHPN-NB » HOẠT ĐỘNG HỘI » Phong trào thi đua, cuộc vận động

Thông tin tuyên truyền kỷ niệm 1050 năm Nhà nước Đại Cồ Việt (968-2018)

Thứ ba - 06/03/2018 04:45

Từ ngày 6/3, hướng tới kỷ niệm 1050 năm Nhà nước Đại Cồ Việt (968- 2018), Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh xin giới thiệu đến bạn đọc những thông tin cơ bản về Nhà nước Đại Cồ Việt (968- 2018) thông qua Đề cương tuyên truyền do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy biên soạn. Xin trân trọng giới thiệu cùng chị em. Bài 1: Tình hình Việt Nam nửa đầu thế kỷ X.

Đền vua Đinh Tiên Hoàng đế.( Ảnh tư liệu)
Đền vua Đinh Tiên Hoàng đế.( Ảnh tư liệu)


Thế kỷ thứ X được coi là thế kỷ bản lề, thế kỷ chuyển đổi từ thời kỳ Bắc thuộc và chống Bắc thuộc sang thời kỳ độc lập tự chủ của dân tộc ta với nhiều sự kiện lịch sử trọng đại, có tính chất bước ngoặt.Ngay từ đầu thế kỷ thứ X, năm 905, hào trưởng Hồng Châu là Khúc Thừa Dụ lật đổ ách đô hộ của nhà Đường, tự xưng Tiết độ sứ. Mặc dù chỉ xưng là Tiết độ sứ (về danh nghĩa vẫn coi như là một đại diện của chính quyền nhà Đường) nhưng thực chất Khúc Thừa Dụ đã xây dựng một chính quyền tự chủ. Năm 907, Khúc Thừa Dụ qua đời, con trai ông là Khúc Thừa Hạo nối nghiệp, cũng xưng là Tiết độ sứ và tiến hành nhiều cải cách quan trọng để cải thiện đời sống nhân dân và chăm lo xây dựng nền độc lập dân tộc. Chính quyền họ Khúc tồn tại đến năm 930 thì bị nhà Nam Hán đem quân xâm lược.

Năm 931, Dương Đình Nghệ, bộ tướng của họ Khúc đồng thời là một hào trưởng có thế lực ở Ái châu đem quân ra Đại La lật đổ chính quyền đô hộ của nhà Hậu Lương, xưng Tiết độ sứ, tiếp tục công cuộc tự chủ của họ Khúc. Năm 937, Kiều Công Tiễn, bộ tướng của Dương Đình Nghệ đã sát hại chủ tướng, đoạt chức Tiết độ sứ.
Tháng 10 năm 938, Ngô Quyền từ vùng Ái châu tiến quân ra đánh Kiều Công Tiễn. Kiều Công Tiễn tự thấy thế cô, lực yếu đã sai người sang Nam Hán cầu viện binh, tạo điều kiện cho Hoằng Tháo chỉ huy đại binh tiến xuống xâm lược nước ta. Cuối năm 938, Ngô Quyền đã đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng.
Trong khí thế chiến thắng, đầu mùa xuân năm 939, Ngô Quyền xưng Vương, đặt trăm quan, định ra triều nghi phẩm phục, đóng đô ở Cổ Loa với ý nghĩa phục hồi lại quốc thống. Đây là một sự kiện mang tích bước ngoặt, chấm dứt hoàn toàn ách đô hộ của chính quyền phương Bắc kéo dài hơn mười thế kỷ, đồng thời mở ra một chương mới tươi sáng trong tiến trình lịch sử dân tộc.

Trong gần 6 năm trị vì của Ngô Quyền (939 - 944), triều đình Cổ Loa tương đối yên bình. Với tài năng và uy danh “diệt giặc trong nước để trả thù cho chúa, đuổi giặc ngoại xâm để cứu nạn cho nước, xây dựng quốc gia, khôi phục quốc thống”, Ngô Quyền đã thực sự khẳng định được vị thế của mình trước đội ngũ tướng lĩnh và quân, dân.
Như vậy, ở Việt Nam nửa đầu thế kỷ X, từ năm 905, sau khi họ Khúc giành quyền tự chủ đã có một số cải cách nhất định trên một số lĩnh vực, nhưng về cơ bản nền kinh tế, chính trị - xã hội của đất nước vẫn chưa thật sự được phục hưng sau hơn 10 thế kỷ Bắc thuộc. Tiếp tục sự nghiệp của họ Khúc, Dương Đình Nghệ tự xưng Tiết độ sứ, nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ nhưng thời gian tồn tại của chính quyền họ Dương quá ngắn ngủi (từ năm 931 đến năm 937), do đó, chưa để lại được thành tựu nào đáng kể. 

Trong gần 4 thập kỷ đầu thế kỷ X, các chính quyền họ Khúc, họ Dương vẫn chưa tạo được sự chuyển biến thực sự mang tính bước ngoặt trên các lĩnh vực chính trị (như hoàn thiện bộ máy nhà nước, hệ thống pháp luật, quân đội…), kinh tế và văn hoá - xã hội.

Dưới thời vương triều Ngô, về đại thể, mô hình nhà nước vẫn còn trong tình trạng sơ khai, chưa hoàn thiện và chưa đủ khả năng quản lý đất nước một cách chặt chẽ. Tình trạng phân tán ở các địa phương vẫn được duy trì với sự hiện diện của tầng lớp thổ hào. Đây là những thế lực vùng, sẵn sàng cát cứ, ly tâm với triều đình Cổ Loa khi có điều kiện.

Năm 944, Ngô Quyền mất, các con của Ngô Quyền (Ngô Xương Ngập, Ngô Xương Văn) không đủ uy tín và sức mạnh để duy trì chính quyền quân chủ tập trung. Dương Tam Kha (em vợ Ngô Quyền) âm mưu cướp ngôi. Các thổ hào, tù trưởng nổi lên khắp nơi, cát cứ chống lại chính quyền trung ương. Sau khi Ngô Xương Ngập, Ngô Xương Văn chết (năm 954 và 965), vương triều Ngô thực tế không còn tồn tại, đất nước rơi vào thế hỗn loạn do nhiều tướng lĩnh chiếm cứ các vùng địa phương, đánh lẫn nhau kết hợp với việc nổi dậy của các thổ hào có thế lực lớn; sử cũ gọi là “Loạn 12 sứ quân”.
Xuất hiện đồng thời với “12 sứ quân”, Đinh Bộ Lĩnh - người con tiêu biểu cho thời đại, đã phất cờ tập hợp dân chúng, giải quyết những vấn đề lịch sử đặt ra: Dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước.

 (Còn nữa)....

Nguồn tin: Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Bài viết mới hơn

Bài viết cũ hơn

 
an toàn cho pn trẻ em

LIÊN KẾT WEBSITE