06:29 EDT Thứ ba, 19/03/2024

DANH MỤC

LIÊN KẾT ẢNH

Cổng thông tin Ninh Bình

THỜI TIẾT NINH BÌNH

HÔM NAY NGÀY MAI
oC - oC oC - oC
Độ ẩm:  Độ ẩm: 
Nguồn: TTKTTVTW

THĂM DÒ DƯ LUẬN

Thăm dò ý kiến: Nhận xét về giao diện của Trang Thông tin điện tử của Hội LHPN tỉnh Ninh Bình

Đẹp và thân thiện, dễ đọc

Đẹp nhưng chưa thân thiện

Chưa đẹp nhưng khá thân thiện

Xấu và không thân thiện

Trang nhất » HLHPN-NB » HOẠT ĐỘNG HỘI

Những thành tựu nổi bật sau 25 năm tái lập tỉnh (1992 -2017)

Thứ hai - 20/03/2017 03:28

Tháng 4/1992, tỉnh Ninh Bình được tái lập. Trải qua 25 năm đổi mới và phát triển, dưới ánh sáng đường lối đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo, phát huy truyền thống lịch sử, cách mạng của quê hương Cố đô anh hùng, Đảng bộ quân và dân tỉnh Ninh Bình đã đoàn kết, phấn đấu vượt qua khó khăn, thách thức, giành nhiều thành tựu quan trọng, nổi bật là:

Kinh tế của tỉnh liên tục có bước phát triển, chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, đồng thời có sự chuyển dịch giữa các thành phần kinh tế và các vùng trong tỉnh. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đặc biệt là sản xuất lương thực đạt được những thành tựu đáng kể, góp phần đảm bảo an ninh lương thực.

 Trong 25 năm qua, tổng sản phẩm trên địa bàn tăng liên tục qua các năm; bình quân thời kỳ 1992 - 1995 tăng 13,3 %; thời kỳ 1996 - 2000 tăng 9,6 %; thời kỳ 2001 - 2005 tăng 13,1%; thời kỳ 2006 - 2011 tăng 15,7 %; thời kỳ 2011-2015 tăng 11,7%/năm. Thu ngân sách trên địa bàn tỉnh năm 1991 đạt 24,4 tỷ đồng, năm 2016, ước đạt gần 7.262 tỷ đồng. Đây là mức thu cao nhất từ trước đến nay, trong đó chủ yếu thu từ thuế, phí.

Sản xuất công nghiệp - xây dựng mặc dù gặp khó khăn nhưng vẫn tiếp tục phát triển, năm 2016, giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt trên 34,5 nghìn tỷ đồng (giá so sánh năm 2010); tổng vốn đầu tư phát triển ước đạt trên 22,5 nghìn tỷ đồng, tăng 3,3%. (Năm 1991, tổng số vốn đầu tư trên địa bàn đạt 31 tỷ đồng, năm 2011 đạt 21.410 tỷ đồng ).
Sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển: Tổng giá trị sản xuất đạt gần 8,3 nghìn tỷ đồng. Đây là mức tăng trưởng cao nhất trong nhiều năm qua. Công tác xây dựng nông thôn mới được quan tâm chỉ đạo và đạt kết quả nổi bật. Đến hết 2016, có 60/119 = 50,4% xã đạt chuẩn quốc gia về nông thôn mới, riêng năm 2016, có 20 xã và huyện Hoa Lư đạt chuẩn nông thôn mới.

Du lịch phát triển mạnh, Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hoá và Thiên nhiên thế giới. Năm 2011, khách du lịch đạt 3.600 nghìn lượt, Năm 2016, số lượt khách đến tham quan các điểm du lịch ước đạt 6,5 triệu lượt khách; doanh thu du lịch ước đạt 1.725 tỷ đồng.

Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi, điện năng, hạ tầng xã hội được quan tâm đầu tư phát triển tương đối đồng bộ, đáp ứng yêu cầu phát kinh tế - xã hội.

Kết cấu hạ tầng giao thông được đầu tư xây dựng mạnh. Hệ thống điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt phát triển nhanh, đảm bảo phục vụ cơ bản nhu cầu điện sản xuất và sinh hoạt trên địa bàn. Kết cấu hạ tầng văn hóa - xã hội được tăng cường, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển văn hóa, thể dục thể thao, giáo dục, y tế.

Văn hóa - xã hội được quan tâm, đời sống nhân dân ngày một được cải thiện, lĩnh vực giáo dục, y tế và các lĩnh vực xã hội khác từng bước được củng cố, phát triển, cơ bản đảm bảo sự hài hoà giữa phát triển kinh tế là trung tâm, phát triển văn hoá là nền tảng tinh thần xã hội.

Thu nhập bình quân đầu người năm 1991 đạt 0,51 triệu đồng, năm 2016 đạt 40 triệu đồng. Năm 1995 tỷ lệ hộ nghèo là 17,4% (theo tiêu chí cũ), năm 2016, tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí đa chiều còn 5,77%. Năm 2011 tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng là 16,4%; năm 2016 còn 13,5%. Tỷ lệ dân số được dùng nước hợp vệ sinh ở khu vực nông thôn năm 2011 đạt 85%, khu vực thành thị đạt 92%; năm 2016 đạt 93,5%, khu vực thành thị đạt 98,4%.
Công tác giáo dục - đào tạo có chuyển biến tích cực: Năm 2011, tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia: Mầm non đạt 55%, Tiểu học (mức độ 2) đạt 20,5%, Trung học cơ sở đạt 58%, Trung học phổ thông đạt 14,8%); năm 2016, tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia các cấp học: Mầm non đạt 78,1%, Tiểu học (mức độ 2) đạt 56,73%, Trung học cơ sở đạt 78,8%, Trung học phổ thông đạt 37%. Chất lượng giáo dục tiếp tục được nâng lên; tổ chức các kỳ thi đảm bảo an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế; kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia đạt kết quả tốt, Ninh Bình nằm ở tốp các tỉnh dẫn đầu cả nước, có điểm trung bình các môn thi cao thứ 4 toàn quốc.

Công tác quốc phòng địa phương được tăng cường, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững, bảo đảm cuộc sống bình yên cho nhân dân và môi trường xã hội lành mạnh.

Duy trì thực hiện nghiêm túc chế độ sẵn sàng chiến đấu, phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn; tuyển quân, huấn luyện, diễn tập, phòng thủ khu vực, thực hiện chính sách hậu phương quân đội. Thực hiện quyết liệt, có hiệu quả các biện pháp đấu tranh trấn áp tội phạm. Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tiếp tục phát triển mạnh mẽ, an ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.

Hệ thống chính trị được củng cố, chất lượng hoạt động được nâng lên. Phương thức lãnh đạo, năng lực lãnh đạo của các cấp uỷ đảng từ tỉnh đến cơ sở được đổi mới, hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền các cấp được nâng lên, đáp ứng yêu cầu đổi mới và phát triển của tỉnh.

Công tác xây dựng Đảng được tập trung lãnh đạo, triển khai toàn diện, đồng bộ các nhiệm vụ và giải pháp trên cả 3 mặt chính trị, tư tưởng và tổ chức, tạo sự chuyển biến tích cực. Công tác cán bộ đảm bảo công khai, dân chủ, đúng quy định, từ việc đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, điều động, luân chuyển, bổ nhiệm đến thực hiện chính sách đối với cán bộ; công tác dân vận được đổi mới, các hoạt động hướng về cơ sở, gần dân, sát với yêu cầu thực tiễn. Công tác kiểm tra, giám sát được tăng cường, từng bước đổi mới và đạt chất lượng, hiệu quả, tập trung vào việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Công tác nội chính và phòng chống tham nhũng được tăng cường.
Hiệu quả hoạt động của HĐND, công tác quản lý, điều hành, thực hiện nhiệm vụ của UBND các cấp có chuyển biến tích cực. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong tỉnh đã bám sát nhiệm vụ chính trị, chức năng, nhiệm vụ để triển khai thực hiện đảm bảo hiệu quả; góp phần xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền vững mạnh.

   Công tác xây dựng Đảng và đảng viên có sự phát triển. Năm 1992, mới có 636 tổ chức cơ sở Đảng, trên 2000 chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở và hơn 40.000 đảng viên, Công tác phát triển đảng viên ngày càng chú trọng, đi sâu vào chất lương. Đến hết năm 2016, toàn tỉnh có 13 đảng bộ trực thuộc, 730 tổ chức cơ sở đảng, 67.132 đảng viên. Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ tỉnh được nâng lên, đã lãnh đạo quân và dân toàn tỉnh thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh qua từng giai đoạn, tạo ra sự phát triển mạnh mẽ, toàn diện và liên tục trên các lĩnh vực.

   Trong 25 năm đổi mới và phát triển (1992 - 2017), Đảng bộ, quân và dân tỉnh Ninh Bình đã được Đảng và Nhà nước tặng nhiều phần thưởng cao quý: Tỉnh Ninh Bình và 7/8 huyện, thành phố được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tỉnh Ninh Bình được tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất lần thứ nhất năm 2007, lần thứ hai năm 2012. 78 tập thể, 23 cá nhân được phong tặng danh hiệu anh hùng LLVT nhân dân và anh hùng lao động;  425 bà mẹ được phong và truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng”. Hàng nghìn tập thể và cá nhân đã được khen thưởng huân, huy chương các loại.
 

Nguồn tin: Ban Tuyên giáo TU

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Bài viết mới hơn

Bài viết cũ hơn

 
an toàn cho pn trẻ em

LIÊN KẾT WEBSITE