20:45 ICT Thứ bảy, 20/04/2024

DANH MỤC

LIÊN KẾT ẢNH

Cổng thông tin Ninh Bình

THỜI TIẾT NINH BÌNH

HÔM NAY NGÀY MAI
oC - oC oC - oC
Độ ẩm:  Độ ẩm: 
Nguồn: TTKTTVTW

THĂM DÒ DƯ LUẬN

Thăm dò ý kiến: Nhận xét về giao diện của Trang Thông tin điện tử của Hội LHPN tỉnh Ninh Bình

Đẹp và thân thiện, dễ đọc

Đẹp nhưng chưa thân thiện

Chưa đẹp nhưng khá thân thiện

Xấu và không thân thiện

Trang nhất » HLHPN-NB » HỆ THỐNG VĂN BẢN » Tài liệu sinh hoạt hội viên

Tài liệu SHHV Quý I/2020: Phụ nữ tỉnh Ninh Bình tích cực phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Cô-rô-na gây ra (COVID-19)

Thứ ba - 18/02/2020 13:50

Dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Cô-rô-na gây ra (hay còn gọi là COVID-19) đang lây nhiễm rất nhanh và nghiêm trọng. Thủ tướng Chính phủ đã công bố dịch tại Việt Nam. Với tinh thần “Chống dịch như chống giặc”, dịp sinh hoạt hội viên kỳ này, chúng ta cùng tìm hiểu về COVID-19 và các biện pháp phòng, chống để bảo vệ bản thân, gia đình, tránh nguy cơ dịch bùng phát tại cộng đồng.

I. Tìm hiểu về COVID-19

Câu hỏi 1: Chủng mới của virus Cô-rô-na là gì?

Trả lời: Chủng mới của virus Cô-rô-na (nCoV) là một loại vi rút đường hô hấp mới gây bệnh viêm đường hô hấp cấp ở người và cho thấy có sự lây lan từ người sang người. Vi rút này là chủng vi rút mới chưa được xác định trước đó.

Câu hỏi 2: Chủng mới của virus Cô-rô-na lây lan như thế nào?

Trả lời: Virus này ban đầu xuất hiện từ nguồn động vật nhưng có khả năng lây truyền từ người sang người. Sự lây lan từ người sang người có thể xảy ra liên tục thông qua tiếp xúc với dịch cơ thể của người bệnh. Việc ho, hắt hơi hay bắt tay có thể khiến người xung quanh bị lây nhiễm.

Virus cũng có thể bị lây từ việc ai đó chạm tay vào một vật mà người bệnh chạm vào, sau đó đưa lên miệng, mũi và mắt họ. Những người chăm sóc bệnh nhân cũng có thể bị lây nhiễm virus khi xử lý các chất thải của người bệnh.

Câu hỏi 4: Những triệu chứng và biến chứng mà chủng mới của virus Cô-rô-na là gì có thể gây ra?

Trả lời: Các triệu chứng của bệnh nhân mắc chủng mới của virus Cô-rô-na từ nhẹ đến nặng bao gồm: Sốt, ho và khó thở. Các triệu chứng này có thể xuất hiện từ 02 đến 14 ngày sau khi tiếp xúc với người vị nhiễm virus, đồ dùng của người nhiễm...tới khi khởi phát, chủng mới của virus Cô-rô-na gây sốt và có thể tổn thương đường hô hấp. Trường hợp nặng gây viêm phổi và có thể nhiều cơ quan khác trong cơ thể khiến bệnh nhân tử vong, nhất là các trường hợp có bệnh mãn tính khác kèm theo.

Câu hỏi 5: Đã có loại thuốc đặc hiệu nào để phòng và điều trị COVID-19 chưa?

Trả lời: Tại thời điểm này, chưa có loại thuốc đặc hiệu nào để phòng và điều trị COVID-19.

Câu hỏi 6: Nhóm độ tuổi nào dễ bị mắc chủng mới của virus Cô-rô-na?

Trả lời: Người dân ở mọi lứa tuổi đều có thể bị mắc chủng mới của virus Cô-rô-na. Tuy nhiên, người cao tuổi, người có bệnh mãn tính (như hen phế quản, tiểu đường, bệnh tim mạch,…) sẽ dễ bị mắc và bệnh thường nặng hơn.

II. Cán bộ, hội viên phụ nữ cần làm gì để phòng, chống dịch bệnh COVID-19?

1. Đối với cán bộ Hội các cấp

- Tổ chức cho hội viên tham gia thực hiện có hiệu quả Cuộc vận động xây dựng gia đình (5 không, 3 sạch), trong đó tập trung các hoạt động: Vệ sinh môi trường: Dọn vệ sinh đường làng ngõ xóm, phố, khơi thông cống rãnh, trồng hoa, trồng cây xanh…

- Nắm tình hình tư tưởng của hội viên, phụ nữ tại cơ sở, chi hội, thôn/xóm/phố/bản.

- Trong trường hợp có người bị cúm, nghi ngờ nhiễm chủng mới của virus Cô-rô-na, kịp thời báo cáo cấp ủy, chính quyền, ngành y tế cùng cấp để theo dõi, có biện pháp xử lý phù hợp.
- Tham gia Tổ công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 theo sự phân công của địa phương.

- Tích cực phòng chống dịch bệnh và tuyên truyền cho hội viên, phụ nữ, người dân, cộng đồng về bệnh COVID-19.

2. Đối với hội viên, phụ nữ:

1.1. Tích cực học tập, nâng cao kiến thức, kĩ năng phòng chống dịch bệnh COVID-19. Thường xuyên cập nhật tình hình dịch bệnh tại địa phương nói riêng, cả nước nói chung trên các phương tiện thông tin đại chúng, Trang Thông tin điện tử của Hội LHPN tỉnh tại địa chỉ: http://hoiphununinhbinh.org.vn. Thực hiện đúng theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ "Chống dịch như chống giặc" nhưng không hoang mang lo lắng quá mức, duy trì các hoạt động phát triển kinh tế, kinh doanh dịch vụ, sản xuất đảm bảo thời vụ.

 1.2. Chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh.

- Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh đường hô hấp cấp tính (sốt, ho, khó thở); khi cần thiết phải đeo khẩu trang y tế đúng cách và giữ khoảng cách trên 02 mét khi tiếp xúc.

- Người có các triệu chứng sốt, ho, khó thở không nên đi du lịch hoặc đến nơi tập trung đông người. Thông báo ngay cho cơ quan y tế khi có các triệu chứng kể trên.

- Rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước sạch trong ít nhất 30 giây. Trong trường hợp không có xà phòng và nước sạch thì dùng các sản phẩm vệ sinh tay có chứa cồn (ít nhất 60% cồn); súc miệng, họng bằng nước muối hoặc nước xúc miệng, tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng để phòng lây nhiễm bệnh.

- Cần che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn tay, hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp. Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng.
- Chỉ sử dụng các thực phẩm đã được nấu chín.

- Không đi du lịch đến các vùng có dịch bệnh. Hạn chế đi đến các nơi tập trung đông người. Trong trường hợp đi đến các nơi tập trung đông người cần thực hiện các biện pháp bảo vệ cá nhân như sử dụng khẩu trang, rửa tay với xà phòng…

- Tránh mua bán, tiếp xúc với các loại động vật nuôi hoặc hoang dã.

- Giữ ấm cơ thể, tăng cường sức khỏe bằng ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý, luyện tập thể thao.

- Tăng cường thông khí khu vực nhà ở bằng cách mở các cửa ra vào và cửa sổ, hạn chế sử dụng điều hòa. Thường xuyên lau nền nhà, tay nắm cửa và bề mặt các đồ vật trong nhà bằng các chất tẩy rửa thông thường, như xà phòng và các dung dịch khử khuẩn thông thường khác.

- Nếu có dấu hiệu sốt, ho, khó thở phải đeo khẩu trang bảo vệ, thông báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời. Gọi điện cho cơ sở y tế trước khi đến để thông tin về các triệu chứng và lịch trình đã di chuyển trong thời gian gần đây để có biện pháp hỗ trợ đúng.

1.3. Không bình luận, chia sẻ, phát tán thông tin thất thiệt, không đúng sự thật về dịch bệnh COVID-19 (Nhất là trên facebook, zalo, các trang mạng xã hội…) gây hoang mang dư luận. Không kinh doanh, trục lợi từ dịch bệnh. Cổ vũ những việc làm tốt, lên án những hành vi sai trái, phản ánh với cơ quan chức năng những cơ sở kinh doanh tăng giá vật tư y tế vượt mức quy định để trục lợi.

ĐỊNH HƯỚNG SINH HOẠT HỘI VIÊN QUÝ I/ 2020
 
1. Có hình thức phù hợp để ôn lại ý nghĩa lịch sử 110 năm Ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 và 1980 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng và học tập tài liệu sinh hoạt hội viên.

2.  Phát động đợt thi đua đặc biệt lập thành tích chào mừng các sự kiện quan trọng, các ngày lễ lớn của đất nước, của tỉnh, của Hội trong năm 2020.

3. Tập trung thực hiện các chỉ tiêu thi đua, các nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, chăm sóc sức khỏe, tích cực phòng, chống dịch bệnh COVID-19.


Tác giả bài viết: Ban Tuyên giáo

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Bài viết mới hơn

Bài viết cũ hơn

 
an toàn cho pn trẻ em

LIÊN KẾT WEBSITE