19:13 ICT Thứ bảy, 20/04/2024

DANH MỤC

LIÊN KẾT ẢNH

Cổng thông tin Ninh Bình

THỜI TIẾT NINH BÌNH

HÔM NAY NGÀY MAI
oC - oC oC - oC
Độ ẩm:  Độ ẩm: 
Nguồn: TTKTTVTW

THĂM DÒ DƯ LUẬN

Thăm dò ý kiến: Nhận xét về giao diện của Trang Thông tin điện tử của Hội LHPN tỉnh Ninh Bình

Đẹp và thân thiện, dễ đọc

Đẹp nhưng chưa thân thiện

Chưa đẹp nhưng khá thân thiện

Xấu và không thân thiện

Trang nhất » HLHPN-NB » TIN TỨC SỰ KIỆN

Tài liệu sinh hoạt hội viên Quý I/2018: "Phụ nữ Ninh Bình tích cực thực hiện an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng”

Thứ hai - 26/02/2018 08:50

Thực hiện chủ đề năm 2018:"Phụ nữ Ninh Bình tích cực thực hiện an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng”, dịp sinh hoạt hội viên kỳ này, chúng ta cùng nhau trao đổi, thảo luận nội dung: Thực hiện an toàn vệ sinh thực phẩm vì sức khỏe gia đình và cộng đồng, góp phần thực hiện Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, văn minh du lịch.

   1. Thực hành tốt sản xuất rau an toàn.
          * Câu hỏi thảo luận:
          - Theo chị, thế nào là sản xuất rau an toàn?
          - Hiện nay, việc sản xuất rau an toàn của gia đình chị /địa phương đang thực hiện như thế nào?
          - Để sản xuất rau an toàn cần thực hiện như thế nào?
- Những khó khăn gặp phải của gia đình khi thực hiện? Trong thời gian tới, làm thế nào để khắc phục những khó khăn đó?
* Kết luận: Để sản xuất rau an toàn cần:
- Đất trồng không bị ảnh hưởng trực tiếp các chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt từ các khu dân cư, bệnh viện, các lò giết mổ gia súc tập trung, nghĩa trang; xa đường giao thông lớn; không bị nhiễm hóa chất độc.
- Nước tưới:  Chỉ dùng nước giếng khoan, nước từ sông hồ không bị nhiễm hóa chất độc. Không sử dụng nước thải công nghiệp, bệnh viện, khu dân cư ... chưa qua sử lý để tưới trực tiếp cho rau.
- Phân bón: Chỉ dùng phân chuồng đã ủ hoại mục, phân hữu cơ vô sinh được phép sử dụng; không được dùng phân tươi và không dùng quá nhiều phân vô cơ.
- Chỉ sử dụng thuốc phòng trừ sâu bệnh khi thật cần thiết và phải đảm bảo 4 đúng: đúng thuốc, đúng lúc, đúng liều lượng, nồng độ, đúng kỹ thuật; đảm bảo thời gian cách li theo quy định.

        2. Thực hành tốt chăn nuôi, giết mổ an toàn.
          * Câu hỏi thảo luận:
        - Theo chị, thế nào là chăn nuôi, giết mổ an toàn?
   - Hiện nay, việc chăn nuôi, giết mổ an toàn của gia đình chị /địa phương đang  thực hiện như thế nào?
- Những khó khăn gặp phải của gia đình khi thực hiện?
- Trong thời gian tới, làm thế nào để khắc phục những khó khăn đó?
* Kết luận: Thực hành tốt chăn nuôi, giết mổ an toàn.
  Chăn nuôi an toàn: Vệ sinh chuồng trại, ao hồ nuôi tốt, cần chủ động phòng chống dịch trên đàn gia súc, gia cầm; khi dịch bùng phát, cần tiêu huỷ gia súc, gia cầm mắc bệnh theo đúng quy định.
  Giết mổ an toàn: Gia súc, gia cầm phải được giết mổ tại các tại các cơ sở giết mổ tập trung đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y, được cơ quan thú y có thẩm quyền thực hiện kiểm soát trước và sau giết mổ.
          Giống: khoẻ mạnh
          Thức ăn: Đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
          Phòng chống dịch bệnh tốt
          Sử dụng thuốc thú y đúng quy định: Không lạm dụng thuốc kháng sinh, chất kích thích tăng trưởng trong chăn nuôi, gây tồn dư và ảnh hưởng đến tính an toàn của sản phẩm động vật
          Kiểm dịch, kiểm soát giết mổ tốt: Gia súc, gia cầm phải được cơ quan thú ý kiểm tra trước và sau giết mổ để đảm bảo gia súc, gia cầm hoàn toàn khỏe mạnh, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm…

3. Thực hành 10 nguyên tắc vàng chế biến thực phẩm an toàn.
          * Câu hỏi thảo luận:
- Chị hãy nêu 10 nguyên tắc vàng chế biến thực phẩm an toàn ?
- Theo chị, chị em ở phố/xóm trên địa bàn đã thực hành 10 nguyên tắc vàng chế biến thực phẩm an toàn chưa? Tại sao?
- Khi áp dụng các nguyên tắc vàng chế biến thực phẩm an toàn, chị có gặp khó khăn gì không?
- Trong thời gian tới, làm thế nào để khắc phục những khó khăn đó?
          * Kết luận: 10 nguyên tắc vàng chế biến thực phẩm an toàn, gồm:
          Chọn thực phẩm an toàn
          Nấu kỹ thức ăn
          Ăn ngay khi thức ăn vừa được nấu chín
          Bảo quản cẩn thận thực phẩm đã nấu chín
          Đun kỹ lại thực phẩm trước khi ăn
          Không để lẫn thực phẩm sống và chín
Luôn giữ tay sạch sẽ trong lúc chế biến sản xuất thực phẩm: Rửa sạch tay bằng nước sạch trước và sau khi chế biến thức ăn. Nếu tay có vết thương, phải băng và bọc kín vết thương trước khi chế biến thực phẩm…
          Giữ bề mặt các chế biến, bếp luôn khô ráo, sạch sẽ.
          Bảo vệ thực phẩm khỏi các loài côn trùng, loài gặm nhấm và các loài động vật khác
          Sử dụng nguồn nước sạch.
4. Thực hành tốt dịch vụ ăn uống công cộng.

          * Câu hỏi thảo luận:
- Tại địa phương chị có những dịch vụ ăn uống công cộng nào?
          - Theo chị, dịch vụ ăn uống công cộng ở trên địa bàn hiện có đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm không?Tại sao?
          - Theo chị, dịch vụ ăn uống công cộng ở trên địa bàn hiện gặp khó khăn gì trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm?
          - Giải pháp để thực hiện những khó khăn đó?
          * Kết luận: Thực hành tốt dịch vụ ăn uống công cộng  cần đảm bảo các yêu cầu sau:
          Thực phẩm cần được bảo quản lưu giữ trong khu vực, dụng cụ, trang bị chuyên dùng cho thực phẩm
          Đồ đựng, bao gói thực phẩm phải an toàn
          Bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ an toàn
          Bảo đảm thời gian bảo quản
           Không để ô nhiễm chéo trong quá trình bảo quản hoặc ô nhiễm từ môi trường, côn trùng.
          Không dùng các chất hoặc phương pháp bảo quản thực phẩm ngoài qui định.

5. Kết luận: Thực phẩm là những sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi, sống hoặc đã qua chế biến, bảo quản. An toàn thực phẩm là các điều kiện và biện pháp cần thiết để đảm bảo thực phẩm không gây hại cho sức khoẻ, tính mạng con người. Để thực hiện an toàn thực phẩm chúng ta cần tiến hành nhiều giải pháp, trong đó quan tâm đến các giải pháp:
  Một là, thực hành tốt sản xuất rau an toàn.
Hai là, thực hành tốt chăn nuôi, giết mổ an toàn.
Ba là, thực hành 10 nguyên tắc vàng chế biến thực phẩm an toàn.
Bốn là, thực hành tốt dịch vụ ăn uống công cộng.
 
 ĐỊNH HƯỚNG SINH HOẠT HỘI VIÊN QUÝ I/ 2018
 
 1. Ôn lại ý nghĩa lịch sử 108 năm ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 và 1978 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
2. Thảo luận tài liệu sinh hoạt hội viên về chủ đề "Phụ nữ Ninh Bình tích cực thực hiện an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng”.
3. Phát động đợt thi đua đặc biệt lập thành tích chào mừng kỉ niệm 1050 năm Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, 70 năm Ngày Bác Hồ ra lời kêu gọi thi đua ái quốc và các ngày lễ lớn trong năm 2018, tập trung vào các nhiệm vụ: Đẩy mạnh thực hiện quản lý, giáo dục, giúp đỡ thanh thiếu niên hư, chậm tiến, có nguy cơ vi phạm pháp luật tiến bộ. Đổi mới hình thức sinh hoạt hội viên, nắm tình hình, tư tưởng cán bộ, hội viên PN, kịp thời phát hiện những vấn đề phức tạp, nảy sinh tại cơ sở, đấu tranh với những hành vi sai trái, vi phạm pháp luật, đạo lạ,…Đẩy mạnh thực hiện vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, thực hành tiết kiệm, sản xuất vụ chiêm xuân, phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, học nghề, làm nghề, giúp đỡ phụ nữ nghèo, phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn./.

 
 

Nguồn tin: Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Bài viết mới hơn

Bài viết cũ hơn

 
an toàn cho pn trẻ em

LIÊN KẾT WEBSITE