05:00 EDT Thứ sáu, 19/04/2024

DANH MỤC

LIÊN KẾT ẢNH

Cổng thông tin Ninh Bình

THỜI TIẾT NINH BÌNH

HÔM NAY NGÀY MAI
oC - oC oC - oC
Độ ẩm:  Độ ẩm: 
Nguồn: TTKTTVTW

THĂM DÒ DƯ LUẬN

Thăm dò ý kiến: Nhận xét về giao diện của Trang Thông tin điện tử của Hội LHPN tỉnh Ninh Bình

Đẹp và thân thiện, dễ đọc

Đẹp nhưng chưa thân thiện

Chưa đẹp nhưng khá thân thiện

Xấu và không thân thiện

Trang nhất » HLHPN-NB » TIN TỨC SỰ KIỆN

Nâng cao chất lượng hoạt động của chi hội phụ nữ

Thứ ba - 26/06/2018 21:03

Chi hội phụ nữ được thành lập theo địa bàn dân cư. Tuy không phải là một cấp hội, song chi hội có vai trò rất quan trọng, là nơi tập hợp phụ nữ, trực tiếp triển khai thực hiện các hoạt động của Hội, cũng là nơi gần nhất, nhanh nhất phát hiện, giải quyết, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho phụ nữ khi bị xâm phạm. Do đó, để củng cố, xây dựng và phát triển các chi hội ngày càng vững mạnh, Hội Phụ nữ tỉnh đã thẳng thắn nhìn nhận những khó khăn, hạn chế trong hoạt động của các chi hội, từ đó tìm ra nhiều giải pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng hoạt động ngay từ cơ sở.

Đồng chí Nguyễn Thị Tỉnh, TUV, UV BCH TW Hội LHPN Việt Nam, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Ninh Bình cùng các đại biểu thăm quan tuyến "Đường hoa Phụ nữ" xã Khánh Cường, huyện Yên Khánh

Đồng chí Nguyễn Thị Tỉnh, TUV, UV BCH TW Hội LHPN Việt Nam, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Ninh Bình cùng các đại biểu thăm quan tuyến "Đường hoa Phụ nữ" xã Khánh Cường, huyện Yên Khánh

Từ hạn chế trong hoạt động của chi hội phụ nữ

Theo số liệu của Hội Phụ nữ tỉnh, tỷ lệ hội viên phụ nữ tham gia các kỳ sinh hoạt hội viên tại các chi hội vào quý II, quý III, vào thời điểm mùa vụ bình quân chỉ đạt khoảng 50%. Con số này cho thấy một phần trong rất nhiều những hạn chế của hoạt động chi hội ở cơ sở, đồng thời đặt ra yêu cầu về việc đổi mới nội dung, hình thức hoạt động sao cho phù hợp với thực tiễn. Điều này cũng đã từng là nỗi trăn trở của các cán bộ Hội Phụ nữ ở xã Gia Hòa (Gia Viễn). Được biết, toàn xã hiện có tổng số 16 chi hội, vào thời điểm mùa vụ, tỷ lệ hội viên tham gia sinh hoạt không đông đủ; một số hội viên, phụ nữ làm công nhân trong các doanh nghiệp thời gian làm việc theo ca nên khó sắp xếp thời gian để tham gia sinh hoạt… Trong khi đó, phần lớn chị em chi hội trưởng quanh năm gắn bó với ruộng đồng nên nhận thức xã hội còn hạn chế, cán bộ một số chi hội thay đổi thường xuyên nên kinh nghiệm công tác chưa nhiều. Mặt khác, nội dung sinh hoạt lại chưa đáp ứng được nhu cầu của các nhóm đối tượng hội viên, phụ nữ, hình thức tổ chức sinh hoạt nghèo nàn, nhiều chi lặp đi lặp lại một hình thức sinh hoạt đó là đọc tài liệu, dẫn đến sự nhàm chán, kém hiệu quả…

Không chỉ riêng ở Gia Hòa, theo đánh giá của Hội Phụ nữ tỉnh, phong trào và chất lượng hoạt động của các chi hội hiện nay trên địa bàn tỉnh chưa đồng đều, hoạt động của một số chi hội vẫn còn thụ động, mang tính hình thức; nền nếp, chất lượng sinh hoạt hội viên có chi hội mới quan tâm tới hình thức mà chưa thực sự quan tâm tới nội dung; tỷ lệ hội viên phụ nữ tham gia các hoạt động tại chi hội nhiều nơi còn thấp, nhiều chị em là hội viên, có đóng hội phí nhưng ít tham gia các hoạt động do chi hội tổ chức. Các hoạt động của Hội chưa quan tâm đến nhu cầu của từng nhóm đối tượng như phụ nữ cao tuổi, nữ thanh niên, nữ công nhân lao động... Việc điều hành tổ chức hội họp, sinh hoạt hội viên của một số chi hội trưởng còn lúng túng, chưa rõ ràng, mạch lạc.

Xác định nguyên nhân của những hạn chế đó, lãnh đạo Hội Phụ nữ tỉnh thẳng thắn nhìn nhận: Một phần do năng lực, trình độ của một số chi hội trưởng còn hạn chế, có cán bộ chưa xác định được chức năng, nhiệm vụ của mình, còn ôm đồm nhiều việc, chưa có phương pháp lựa chọn nội dung tổ chức các hoạt động tại chi hội, làm việc thiếu khoa học, trong công việc phần lớn còn dập khuôn máy móc, thiếu chủ động, sáng tạo. Ngoài ra, do tác động của quá trình CNH-HĐH dẫn đến việc chị em phụ nữ đi làm ăn xa, phụ nữ trong các khu, cụm công nghiệp có xu hướng tăng làm ảnh hưởng đến việc tập hợp, thu hút hội viên tham gia các hoạt động hội tại địa phương...

Đổi mới sinh hoạt theo nhu cầu của các nhóm đối tượng

Trở lại câu chuyện về những khó khăn trong hoạt động của các chi hội phụ nữ tại xã Gia Hòa, được biết từ việc thấy rõ những hạn chế trong hoạt động của các chi hội, Hội Phụ nữ xã đã quan tâm tới việc nâng cao nhận thức, phương pháp làm việc cho cán bộ chi hội. Hàng quý, tổ chức sinh hoạt điểm để làm mẫu nhân diện hướng dẫn, hỗ trợ cán bộ chi hội cách thức tổ chức 1 buổi sinh hoạt hội viên từ khâu chuẩn bị nội dung đến tổ chức điều hành, tư thế tác phong của cán bộ. Đồng thời liên tục đổi mới hình thức sinh hoạt, trong đó quan tâm tới hoạt động văn hóa văn nghệ, tạo không khí phấn khởi, vui vẻ. Đến nay, toàn xã có 16/16 chi hội có đội văn nghệ duy trì hoạt động, phục vụ nhu cầu văn hóa tinh thần trong hoạt động Hội cũng như các hoạt động của địa phương. Đặc biệt, các chi hội tổ chức phân loại hội viên theo nhóm để có nội dung và bố trí thời gian sinh hoạt phù hợp. Đối với những chi hội có nhóm phụ nữ cao tuổi thì tổ chức sinh hoạt vào ban ngày để thuận tiện trong việc đi lại. Đối với chi hội có nhiều hội viên công nhân thì sắp xếp thời gian sinh hoạt vào buổi tối hoặc vào ngày chủ nhật để chị em tham gia đông đủ.

Bên cạnh nội dung sinh hoạt do cấp trên biên soạn, các nội dung phù hợp theo nhu cầu của các đối tượng đã được bổ sung, nhất là đối với nhóm phụ nữ cao tuổi, chi hội chú trọng những nội dung về giữ gìn và bảo vệ sức khỏe người cao tuổi, những bài thuốc dân gian, khuyến khích sáng tác thơ, biểu diễn văn nghệ… với mục đích nâng cao nhận thức và mang đến cho hội viên sự gần gũi, vui vẻ, thoải mái khi tham gia sinh hoạt, do đó hội viên nhóm phụ nữ cao tuổi tham gia khá đông và đều đặn. Đối với nữ công nhân lao động trong các doanh nghiệp, những nội dung về lao động, việc làm, bảo hiểm, các vấn đề về sức khỏe sinh sản, KHHGĐ, bình đẳng giới… được tìm hiểu kỹ và trao đổi tại các buổi sinh hoạt. Nhờ đó số hội viên, phụ nữ tham gia sinh hoạt hội viên hàng quý ngày càng đông, khoảng từ 70 - 80% hội viên phụ nữ tham gia.

Có thể thấy, ở Gia Hòa, với cách bố trí thời gian và chuẩn bị nội dung sinh hoạt chi hội hướng đến đặc điểm, nhu cầu của từng nhóm đối tượng hội viên đã mang lại hiệu quả rõ nét. Cách làm này cũng đang được nhân rộng ở rất nhiều chi hội khác trên địa bàn toàn tỉnh. Được biết, thời gian qua, Ban Thường vụ Hội Phụ nữ tỉnh đã quan tâm chỉ đạo, triển khai kế hoạch về thực hiện khâu đột phá “Nâng cao chất lượng hoạt động tổ chức Hội cơ sở; đa dạng hóa các hình thức tập hợp phụ nữ; phát huy tính chủ động, sáng tạo của hội viên, phụ nữ” nhiệm kỳ 2016-2021. Sau hơn 1 năm triển khai, thực hiện, Hội Phụ nữ các cấp trong tỉnh đã chú trọng thực hiện công tác xây dựng, củng cố tổ chức Hội cơ sở; tập trung chỉ đạo, thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt hội viên, chỉ đạo thí điểm các mô hình tập hợp thu hút hội viên, quan tâm đào tạo nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ hội cơ sở, đầu tư các hoạt động về địa bàn khó khăn, tăng cường phân công cán bộ chuyên trách các cấp bám sát địa bàn, hướng dẫn, giúp đỡ cán bộ cơ sở, nhất là cán bộ là chi hội trưởng phụ nữ trong dịp tổ chức sinh hoạt hội viên hàng quý, triển khai thực hiện các mô hình, điển hình... theo hình thức kèm cặp cùng làm việc.

Qua rà soát đánh giá đến nay, toàn tỉnh có 1.692 chi hội phụ nữ theo địa bàn dân cư, thu hút 161.493 hội viên tham gia, bằng 85,33% hội viên. Phần lớn cán bộ chi hội đều là những người có uy tín trong cộng đồng, tâm huyết, nhiệt tình, trách nhiệm và gắn bó với công tác Hội. Việc thực hiện các nhiệm vụ công tác Hội và phong trào phụ nữ tại các chi/tổ phụ nữ ở địa bàn dân cư được cấp ủy, chính quyền, các ngành đánh giá hoạt động có nề nếp và hiệu quả, bằng những việc làm cụ thể, thể hiện khá rõ nét và thực sự đem lại lợi ích cho hội viên, phụ nữ.

 

Tác giả bài viết: Đào Duy

Nguồn tin: Báo Ninh Bình

Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Bài viết mới hơn

Bài viết cũ hơn

 
an toàn cho pn trẻ em

LIÊN KẾT WEBSITE