02:26 EDT Thứ ba, 16/04/2024

DANH MỤC

LIÊN KẾT ẢNH

Cổng thông tin Ninh Bình

THỜI TIẾT NINH BÌNH

HÔM NAY NGÀY MAI
oC - oC oC - oC
Độ ẩm:  Độ ẩm: 
Nguồn: TTKTTVTW

THĂM DÒ DƯ LUẬN

Thăm dò ý kiến: Nhận xét về giao diện của Trang Thông tin điện tử của Hội LHPN tỉnh Ninh Bình

Đẹp và thân thiện, dễ đọc

Đẹp nhưng chưa thân thiện

Chưa đẹp nhưng khá thân thiện

Xấu và không thân thiện

Trang nhất » HLHPN-NB » PHỤ NỮ VÀ GIA ĐÌNH » Hôn nhân và gia đình

Xử trí khi trẻ không chịu học

Thứ ba - 15/11/2016 04:48

Việc bố mẹ gây căng thẳng cho con khi thấy bé học hành sa sút sẽ chỉ càng làm bé thêm chán nản.

 Những điều bố mẹ không nên làm khi con học chưa tốt:
  • Kêu ca phàn nàn: Rất nhiều trẻ chia sẻ rằng mỗi khi nghe bố mẹ kêu ca bé đều cảm thấy chán nản. Bố mẹ cũng không thích nghe người khác phàn nàn về mình, vậy không nên dùng cách này với con cái.
  • Trách mắng: Tương tự với việc kêu ca phàn nàn, tuy nhiên bố mẹ trách móc con không chịu khó học hành còn tệ hơn, vì việc trách móc mang tính chất lên án, có thể làm mất đi thái độ tích cực của trẻ đối với việc học.
  • Giáo huấn bằng biện pháp mạnh: Bố mẹ dùng lời lẽ nặng nề mắng mỏ con, hoặc đánh đòn con chỉ khiến trẻ sinh ra tâm lý nổi loạn, không chỉ khiến thành tích học tập của trẻ không cao hơn, mà còn làm cho trẻ thấy chán ghét việc học, thậm chí trốn, bỏ học.
  • Đặt mục tiêu: Bố mẹ quy định cho con bài kiểm tra lần sau phải đạt bao nhiêu điểm, xếp thứ lần tới nằm trong top bao nhiêu của lớp... sẽ làm cho trẻ vô cùng căng thẳng, thậm chí là sợ hãi. Trẻ học hành không có tính chất tích cực mà chỉ quan tâm đến mục tiêu cần đạt, càng lo lắng trẻ sẽ càng không thể hoàn thành mục tiêu bố mẹ đặt ra.
  • Bắt con học liên tục: Gần đến kỳ thi, vì muốn con gỡ gạc kết quả không tốt trong những lần kiểm tra trước mà bố mẹ tăng thời gian học và lượng bài học cho con, khiến trẻ mệt mỏi, tinh thần giảm sút. Nếu việc học không đảm bảo sức khỏe và tinh thần thoải mái thì trẻ càng học càng không vào
Phương pháp xử lý giúp trẻ có kết quả học tập tốt:
  1. Khuyến khích con tự học
Bố mẹ luôn hy vọng con có thể tự chủ động học hỏi kiến thức mà không phải học dưới sự giám sát của bố mẹ hay thầy cô, vậy bố mẹ cần bỏ việc giám sát con học thường xuyên, và để trẻ tự ý thức với việc học của mình. Tất cả những người thành công đều không bị ép buộc học như thế nào. Bố mẹ hãy dạy con khi học không được ỷ lại người khác, không nên để người khác can thiệp vào việc học của mình, cần tự mình suy nghĩ và chủ động tìm tòi, học hỏi. Bố mẹ nên chú trọng việc bồi dưỡng tính chủ động, sự tự tin, tự giác và có trách nhiệm ở trẻ, điều này là cần thiết cho khả năng tự học của bé. Cần dạy trẻ biết cách quản lý thời gian tự học, chủ động hoàn thành bài tập trong thời gian cố định.
  1. Tỏ ra tin tưởng con sẽ học tốt
Trẻ nào cũng có nhiều tiềm năng, bố mẹ có thể hướng dẫn và truyền cảm hứng cho con chủ động học hỏi và phát huy sáng tạo, từ đó phát triển khả năng của mình. Để khiến trẻ thực sự mong muốn tìm hiểu kiến thức, bố mẹ cần có tác động tâm lý để con nhận thấy mình được động viên, khuyến khích bằng sự tin tưởng của bố mẹ. Khi được bố mẹ tin tưởng, trẻ sẽ có thêm tự tin, có thái độ tích cực với việc học và có động lực để học.
  1. Không để trẻ có tâm lý ý lại
Nhiều bố mẹ ngồi cạnh lúc con làm bài tập, vì muốn con hoàn thành bài nhanh mà vội đưa cho con đáp án. Việc này sẽ khiến trẻ hình thành thói quen lười suy nghĩ, sau này khi gặp vấn đề dù chỉ hơi khó một chút trẻ cũng sẽ tìm sự trợ giúp của người khác mà không tự mình động não để giải quyết. Đây chính là tâm lý ỷ lại.
 
                                     
 

Nguồn tin: Theo Báo Phụ nữ Việt Nam

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Bài viết mới hơn

Bài viết cũ hơn

 
an toàn cho pn trẻ em

LIÊN KẾT WEBSITE