1 HLHPN-NB PHỤ NỮ VÀ GIA ĐÌNH Chăm sóc sức khoẻ

Chế độ dinh dưỡng dự phòng cho người bệnh tăng huyết áp

Thứ năm - 09/09/2021 04:43 1 1 1
Dinh dưỡng điều trị bệnh mạn tính, nâng cao thể trạng, tăng cường miễn dịch cho cơ thể là hết sức quan trọng để dự phòng COVID-19 đối với những người mắc bệnh tăng huyết áp.
1

Chế độ dinh dưỡng dự phòng cho người bệnh tăng huyết áp

Tăng huyết áp -“kẻ giết người thầm lặng“ - gây suy tim, đột quỵ, suy thận, bệnh mạch vành, bệnh mạch ngoại vi. Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới, những người tử vong khi mắc COVID-19 tăng cao ở người cao tuổi hoặc có sẵn bệnh mạn tính (đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh tim mạch, bệnh hô hấp...). Do đó, dinh dưỡng điều trị bệnh mạn tính, nâng cao thể trạng, tăng cường miễn dịch cho cơ thể là hết sức quan trọng để dự phòng COVID-19 đối với những người mắc bệnh tăng huyết áp. Tỷ lệ người mắc bệnh tăng huyết áp có xu hướng tăng lên theo quá trình đô thị hoá, sự thay đổi lối sống, chế độ ăn và môi trường.

1. Vai trò của dinh dưỡng trong tăng huyết áp:

1.1. Natri: Trong các nguyên nhân gây tăng huyết áp, trước hết người ta thường kể đến lượng muối trong khẩu phần. Ở các quần thể dân cư ăn ít muối thì bệnh tăng huyết áp không đáng kể và không thấy có huyết áp tăng theo tuổi.

a. Mức Natri trong khẩu phần có thể tạo ra từ 2 nguồn chính:

b. Nên ăn bao nhiêu muối mỗi ngày?

Hiện nay Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo chế độ ăn không quá 5 g muối/ngày là giới hạn hợp lý để phòng bệnh tăng huyết áp. Với người tăng huyết áp, tai biến mạch máu não cần ăn nhạt bằng một nửa hoặc 2/3 so với người bình thường (≈ 3-4 g/ngày).

Trong thực đơn cần bớt các thức ăn nhanh, các thực phẩm chế biến công nghệ vì các thực phẩm này thường chứa nhiều muối.

 

1.2. Ngoài muối ăn, nhiều thành phần khác trong chế độ ăn cũng có vai trò đối với tăng huyết áp:

Chế độ ăn nhiều thịt béo, đồ rán, đồ ngọt, bơ, sữa toàn phần, dầu mỡ và đồ mặn là một trong các nguyên nhân chính làm tăng cholesterol.

2. Vai trò của dinh dưỡng trong giảm huyết áp:

2.1. Kali: Chế độ ăn giàu kali có lợi cho người tăng huyết áp.

2.2. Một số chất khác có tác dụng làm giảm huyết áp:

3. Lời khuyên chung:

Ăn uống hợp lý là một biện pháp không thể thiếu để phòng chống bệnh tăng huyết áp. Một chế độ ăn hạn chế muối, kiểm soát năng lượng và rượu có thể làm giảm huyết áp ở phần lớn đối tượng có tăng huyết áp nhẹ. Bên cạnh đó chế độ ăn nên giàu canxi, kali, vitamin C, thay thế các chất béo của thịt bằng chất béo từ cá, ăn nhiều rau và trái cây cùng với hoạt động thể lực sẽ làm giảm huyết áp, một nhân tố nguy cơ của các bệnh mạch vành. Chế độ ăn dự phòng tăng huyết áp nên:

Tác giả bài viết: GS.TS. BS. Lê Thị Hợp, PGS.TS.BS. Lê Bạch Mai

Nguồn tin: Theo http://hoilhpn.org.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa:dinh dưỡng, trị bệnh, nâng cao, tăng cường, miễn dịch, cơ thể, hết sức, quan trọng

Bài viết mới hơn

Bài viết cũ hơn